[In trang]
Một số nội dung liên quan đến việc tiếp cán bộ, đoàn viên công đoàn và NLĐ
Thứ ba, 22/05/2018 - 15:32
Xin cho biết người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có trách nhiệm như thế nào?
Câu hỏi 1: Xin cho biết người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có trách nhiệm như thế nào?
Trả lời: Theo Hướng dẫn số 742/HD-TLĐ của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn ban hành ngày 17/4/2018 “Về việc tiếp cán bộ, đoàn viên công đoàn và người lao động đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh”, tại mục II có ghi: Người đến khiếu nại, tố cáo… có trách nhiệm sau:
  1. Xuất trình giấy tờ tùy thân như: Giấy chứng minh nhân dân (thẻ căn cước công dân), thẻ đoàn viên công đoàn hoặc giấy tờ tùy thân khác do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp và giấy ủy quyền (nếu có).
2.Có thái độ đúng mực, tôn trọng, tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ tiếp và nhân viên bảo vệ.
  1. Trình bày trung thực sự việc, nói rõ yêu cầu, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo,…; tôn trọng sự hướng dẫn của cán bộ tiếp.
  2. Không được lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo,… để xuyên tạc, vu khống, kích động gây mất trật tự trước và trong nơi tiếp hoặc có hành động xâm hại, xúc phạm, cản trở đối với cán bộ tiếp.
  3. Trường hợp có nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo,… về một nội dung (từ 05 người trở lên) thì cử đại diện trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo,… với cán bộ tiếp.
  4. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo,… theo quy định của pháp luật.
7.Không tự ý quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của cán bộ tiếp.
  1. Giữ gìn vệ sinh, trật tự, đảm bảo mỹ quan trước và trong khuôn viên nơi tiếp. Không được tự ý di chuyển hoặc làm hư hỏng tài sản của nơi tiếp.
9.Hết giờ làm việc, phải ra khỏi nơi tiếp (không được lưu lại dưới bất kỳ hình thức nào).
  1. Phải chấp hành nghiêm những quy định của pháp luật về nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị - nơi tiếp. Nếu vi phạm, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi 2: Xin hỏi trường hợp nào, người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh bị từ chối tiếp?
Trả lời: Cũng theo Hướng dẫn số 742/HD-TLĐ ngày 17/4/2018, các trường hợp sau đây sẽ bị từ chối tiếp:
Thứ nhất, người đến khiếu nại, tố cáo,… trong tình trạng không làm chủ được hành vi do sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khác; người đã được cơ quan có thẩm quyền xác định mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn tới mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật dân sự.
Thứ hai, người đến khiếu nại, tố cáo,… về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo,… kéo dài.
Thứ ba, người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp, người thi hành công vụ.
Thứ tư, người lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, xúi giục, kích động người khác nhằm gây rối, xuyên tạc, nói xấu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Thứ năm, trường hợp người đến khiếu nại, tố cáo,… cố tình gây mất trật tự nơi tiếp, thì cán bộ tiếp lập biên bản xử lý theo quy định của pháp luật.
N.T.T