Thứ năm, 25/04/2024 | 05:30

Thứ năm, 25/04/2024 | 05:30

Bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng

Cập nhật lúc 09:45 ngày 10/06/2019

Chuyên gia Lux - Dev tìm hiểu về Bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng

Ngày 05/6/2019, tại Cơ quan Thường trực Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Tiến sỹ Nguyễn Toàn Thắng - Tổng Thư ký Hiệp hội đã có buổi tiếp, làm việc với luật sư Monique Bachner - Chuyên gia Cơ quan Hợp tác Phát triển Luxembourg (Lux - Dev) tìm hiểu, tham vấn về Bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng (Bộ chuẩn mực) đã được ban hành và đang triển khai thực hiện trong toàn hệ thống Ngân hàng và các tổ chức hội viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
Trao đổi với các chuyên gia, Tổng Thư ký Nguyễn Toàn Thắng giới thiệu khái quát quá trình xây dựng, ban hành, triển khai Bộ chuẩn mực. Từ năm 2014, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã ban hành “Quy tắc đạo đức của Hiệp hội Ngân hàng” mặc dù các tiêu chí cơ bản của chuẩn mực đạo đức khá đầy đủ, nhưng vẫn ít được các tổ chức hội viên quan tâm. Năm 2018, thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nghiên cứu, xây dựng và ban hành Bộ chuẩn mực để cán bộ, nhân viên trong toàn ngành Ngân hàng thực hiện. Xuất phát từ đặc tính nghề nghiệp, tham khảo kinh nghiệm của các đối tác nước ngoài và thực tiễn của hệ thống ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng đã soạn thảo các tiêu chí về đạo đức và những quy tắc ứng xử cần phải có của cán bộ ngân hàng, tổ chức lấy ý kiến tham gia rộng rãi của các tổ chức hội viên, các cá nhân, tổ chức trong và ngoài Hiệp hội để hoàn chỉnh, ban hành Bộ chuẩn mực đạo đức nghềnghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng, gồm 6 chuẩn mực đạo đức nêu những điều cán bộ cần phải làm và không được làm (1/ Tính tuân thủ, 2/ Sự cẩn trọng, 3/ Sự liêm chính, 4/ Sự tận tâm và chuyên cần, 5/ Tính chủ động - sáng tạo - thích ứng, 6/ Ý thức bảo mật thông tin) và 2 quy tắc ứng xử (1/ Với khách hàng, đối tác bên ngoài tổ chức hội viên, 2/ Giữa cấp trên và cấp dưới trong nội bộ tổ chức hội viên) có tính cốt lõi mà mỗi cán bộ ngân hàng cần phải có. Được sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cuối tháng 3/2019 Bộ chuẩn mực đã chính thức được công bố rộng rãi để cán bộ ngân hàng, tổ chức tín dụng thực hiện và để xã hội giám sát. Hiện, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đang thực hiện kế hoạch triển khai Bộ chuẩn mực, giai đoạn đầu trong 3 năm (2019 - 2021).
Tổng Thư ký Nguyễn Toàn Thắng cũng nhấn mạnh đến ý nghĩa của việc đưa Bộ chuẩn mực đạo đức nghềnghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng và thực tiễn cuộc sống. Do đặc tính nghề nghiệp, các ngân hàng, tổ chức tín dụng cần phải làm tốt công tác quản trị rủi ro, nhất là rủi ro đạo đức, vì thế việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức và quy tắc ứng xử là một phần không tách rời trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngân hàng cũng như hình thành nếp nghĩ, ý thức của mỗi cán bộ ngân hàng. Hiệp hội Ngân hàng không phải là cơ quan quản lý, không sử dụng các mệnh lệnh hành chính mang tính bắt buộc, vì thế việc triển khai Bộchuẩn mực phải là một quá trình lâu dài, thường xuyên, liên tục, kiên trì và chú trọng làm tốt trên cả 3 khâu: vận động, tuyên truyền, đào tạo để hỗ trợ, giúp đỡ có hiệu quả các tổ chức hội viên hoàn thành nhiệm vụ.
Luật sư Monique Bachner đã chia sẻ một số vấn đề về tính hiệu lực, cũng như cách thức tổ chức đưa Bộ chuẩn mực vào thực tiễn cuộc sống, đồng tình với kế hoạch triển khai Bộ chuẩn mực của Hiệp hội Ngân hàng trong thời gian tới, Luật sư Monique cũng cho biết, những ghi nhận từ Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam sẽ rất hữu ích, giúp cá nhân mình cũng như Lux - Dev đạt được kết quả tốt trong sự hợp tác với ngành Tài chính Việt Nam trong tương lai.
Theo vnba.org.vn
Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 8
  • 2
  • 1
  • 9
  • 9
  • 7
  • 4
  • 1
lên đầu trang