Thứ tư, 17/04/2024 | 06:44

Thứ tư, 17/04/2024 | 06:44

Tin TLĐ

Cập nhật lúc 15:36 ngày 24/12/2019

Nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở

Sáng 24.12, Hội nghị Đoàn Chủ tịch TLĐLĐVN lần thứ 10 (khóa XII) bước sang ngày làm việc thứ 2 dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Đình Khang- Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đại diện Văn phòng Trung ương Đảng tham dự.
Đ/c Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN - phát biểu tại Hội nghị
Đồng chí Trần Thanh Hải – Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam -  trình bày dự thảo báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 4a/NQ-TLĐ ngày 26.4.2014 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam  khóa XI về nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đáp ứng yêu cầu phong trào công nhân và hoạt động công đoàn trong tình hình mới.
Theo dự thảo báo cáo, hiện nay cả nước có 1.310 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (không tính lực lượng vũ trang), trực tiếp quản lý 110.114 công đoàn cơ sở, chiếm 86,6% tổng số công đoàn cơ sở trên cả nước. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đang quản lý và sử dụng 4.606 cán bộ công đoàn chuyên trách.
Đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách trong các cơ quan công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chiếm 65,5% tổng số cán bộ chuyên trách công đoàn trên cả nước; đại đa số (96%) có trình độ chuyên môn là đại học và trên đại học. Các cán bộ này đại đa số đã thể hiện được bản lĩnh chính trị vững vàng, có khả năng thích ứng thích nghi nhanh với hoạt động công đoàn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tiếp cận nhanh với khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Tuy nhiên, theo dự thảo đánh giá, vẫn còn một bộ phận cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở năng lực, trình độ còn hạn chế, hiệu quả công tác thấp, thiếu rèn luyện, ngại học tập, sợ va chạm, không dám đấu tranh, sống thực dụng, lợi dụng công vụ để thu lợi cho cá nhân… Trong thời gian tới, hoạt động công đoàn sẽ có nhiều khó khăn, phức tạp, đòi hỏi đội ngũ cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phải có bản lĩnh chính trị vững vàng; không ngừng nâng cao năng lực, trình độ để đủ khả năng tiếp cận được với khoa học, công nghệ hiện đại, tiên tiến.
Các đại biểu đóng góp nhiều ý kiến để nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên – Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh cho rằng, cần tập trung nguồn lực cho công đoàn các khu công nghiệp, bởi đây là nơi quan hệ lao động diễn ra phức tạp; triển khai nhiều hoạt động, nhất là trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở. Trong bối cảnh sắp tới các tổ chức đại diện người lao động ra đời thì vai trò của Công đoàn các Khu công nghiệp ngày càng quan trọng.
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên nhấn mạnh cần triển khai các giải pháp đổi mới để hoạt động công đoàn các khu công nghiệp hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, đồng chí cũng đề nghị cần quan tâm đến vấn đề ngân sách để mạng lưới công đoàn các KCN phát triển, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động lẫn nhau giữa các Công đoàn các khu công nghiệp…
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - cũng cho rằng, tại các khu công nghiệp, với đặc thù số lượng đông công nhân lao động, phức tạp trong quan hệ lao động… nên cần nâng cao năng lực công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở với những giải pháp cụ thể. Cùng với đó, cần có những định hướng, quan điểm mới về cấp công đoàn này phù hợp với nhu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới…
Cũng trong buổi sáng, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến góp ý về Báo cáo khảo sát, đánh giá và phân loại cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tổ chức công đoàn...
Quế Chi (Báo Lao động)
Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 8
  • 1
  • 5
  • 5
  • 3
  • 6
  • 5
  • 3
lên đầu trang