Thứ năm, 28/03/2024 | 19:27

Thứ năm, 28/03/2024 | 19:27

Tin TLĐ

Cập nhật lúc 14:46 ngày 15/05/2020

Hơn 4.000 cuộc giám sát liên ngành lĩnh vực an toàn lao động mỗi năm

Sáng 15.5, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội thảo "Giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong công tác an toàn, vệ sinh lao động". 
ATVSLĐ là một chính sách kinh tế - xã hội lớn của Đảng và Nhà nước. Đó là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc đảm bảo ATVSLĐ là lợi ích thiết thực nhất đối với người lao động. 
Tổ chức công đoàn là đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Trong nhiều năm qua, tổ chức Công đoàn Việt Nam luôn quan tâm, chú trọng thực hiện công tác bảo hộ lao động; đảm bảo ATVSLĐ; bảo vệ sức khoẻ và tính mạng cho người lao động. 
Nhiều hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm trong việc đảm bảo ATVSLĐ đã được các cấp công đoàn trong cả nước tích cực thực hiện.
Trong bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, những thách thức và nguy cơ trong công tác ATVSLĐ vẫn đang gia tăng; đòi hỏi các cấp công đoàn cần nâng cao hơn nữa vai trò trách nhiệm của mình. 
Theo số liệu chính thức từ Bộ LĐTBXH, năm 2019 trên toàn quốc đã xảy ra 8.150 vụ tai nạn lao động làm 8.327 người bị nạn. Trong đó, 979 người chết và 1.892 người bị thương nặng (bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và theo hợp đồng lao động). 
Nguyên nhân của các cụ tai nạn lao động chủ yếu xuất phát từ sự vi phạm pháp luật về ATVSLĐ của người sử dụng lao động và cả người lao động.
Hằng năm, có 4.482 cuộc giám sát, kiểm tra liên ngành được tổ chức; tham gia với cơ quan chức năng điều tra, kết luận các vụ tai nạn lao động theo quy định.
Qua đó, đã phát hiện và kiến nghị, yêu cầu khắc phục gần 260.000 vi phạm và nguy cơ mất ATVSLĐ, trên 15.000 nội quy, quy trình biện pháp làm việc an toàn được rà soát, bổ sung.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhấn mạnh: "Hội thảo diễn ra ngay sau sự kiện vụ tai nạn lao động Đồng Nai với hàng chục người thương vong. Điều đó gợi cho chúng ta nhiều điều phải suy nghĩ. Hội thảo phải trả lời được các câu hỏi: Nên có tổ chức công đoàn thì công tác ATVSLĐ có tốt hơn nơi chưa có tổ chức công đoàn không? Công đoàn đã thực hiện tốt vai trò, quyền và nghĩa vụ của mình theo luật chưa? Công đoàn cơ sở đã đối thoại và thương lượng với người sử dụng lao động về ATVSLĐ như thế nào?". 
Để trả lời những câu hỏi này, đồng chí Ngọ Duy Hiểu đề nghị các đại biểu cần tập trung trí tuệ, thảo luận dân chủ, phát biểu thẳng thắn, đặc biệt là đề xuất các sáng kiến, giải pháp để công đoàn phát huy hơn nữa vai trò của mình trong công tác ATVSLĐ, vì tính mạng, sức khoẻ của người lao động. 
***
Liên quan đến vụ tai nạn lao động tại Đồng Nai, Thường trực  Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã quan tâm, chỉ đảo sát vụ việc. Theo đó, LĐLĐ tỉnh thường xuyên túc trực, theo dõi, nắm tình hình vụ việc; quyết định thăm, hỗ trợ mỗi nạn nhân bị thiệt mạng 3 triệu đồng; nạn nhân bị thương 1 triệu đồng dù các nạn nhân này không phải đoàn viên công đoàn
Trần Kiều (Theo Laodong)
Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 8
  • 0
  • 7
  • 0
  • 4
  • 0
  • 5
  • 0
lên đầu trang