Thứ bảy, 20/04/2024 | 05:48

Thứ bảy, 20/04/2024 | 05:48

Tin tổng hợp

Cập nhật lúc 10:50 ngày 28/01/2021

Ngân hàng Sơn La triển khai nhiệm vụ năm 2021

Ngày 27/01/2021, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Sơn La (NHNN) tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2021. Tham dự Hội nghị có Ban lãnh đạo, các Trưởng, Phó phòng NHNN, lãnh đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn.
Đ/c Trịnh Công Văn – Giám đốc NHNN phát biểu khai mạc Hội nghị
Hội nghị đã nghe báo cáo hoạt động ngành ngân hàng năm 2020 và đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2021. Theo như báo cáo, 2020 là năm đầy khó khăn với nền kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19, tuy nhiên NHNN đãluôn bám sát sự lãnh đạo, điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La và chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai quyết liệt, đồng bộ, kịp thời các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, đối phó với tác động tiêu cực của dịch bệnh, góp phần quan trọng hỗ trợ duy trì tăng trưởng và phục hồi kinh tế, quyết tâm hoàn thành tối đa các mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra đầu năm 2020. Trong năm, mặt bằng lãi suất của các TCTD ổn định, tuân thủ đúng quy định của NHNN Việt Nam, lãi suất bình quân giảm từ 0,6-2,0%/năm đã tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng tốt hơn để phục vụ tăng gia sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế; thị trường ngoại tệ, thị trường vàng được quản lý nghiêm hơn, hiệu quả và vận hành ổn định; tăng trưởng tín dụng phù hợp với mức hấp thụ của nền kinh tế, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng. Tới thời điểm 31/12/2020, tổng nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 22.603 tỷ đồng, tăng trưởng 13,68% so với cuối năm 2019; tổng dư nợ cho vay đạt 41.435 tỷ đồng, tốc độ tăng 8,37%. Các TCTD trên địa bàn đã triển khai tốt các giải pháp, chính sách, mở rộng tín dụng hiệu quả, an toàn, cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế; cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên như: Cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn đạt 22.933 tỷ đồng, tăng 14,79% so với năm 2019; cho vay kinh tế tập thể đạt 16 tỷ đồng với 16 đơn vị vay vốn; cho vay thực hiện Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt 13.912 tỷ đồng, tốc độ tăng 4,73%; cho vay hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đạt 15.999 tỷ đồng, trong đó cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là 9.760 tỷ đồng, tăng 29,98%; cho vay nông nghiệp sạch ứng dụng công nghệ cao đạt 233 tỷ đồng với 2 khách hàng vay vốn; cho vay phát triển chăn nuôi lợn đạt 85 tỷ đồng, trên địa bàn không có khách hàng bị thiệt hại do ảnh hưởng bởi dịch tả lợn Châu Phi; cho vay các đối tượng chính sách đạt 4.684 tỷ đồng với 19 chương trình cho vay, tăng trưởng 7,71% so với năm 2019.
Đặc biệt, ngành ngân hàng Sơn La đã đồng lòng cùng nhau hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, kết quả đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ cho 4.613 khách hàng với tổng dư nợ 2.315 tỷ đồng; doanh số cho vay mới từ khi phát sinh dịch đến nay là 10.612 tỷ đồng, số khách hàng được vay mới lũy kế 4.915 khách hàng. Với chương trình cho người sử dụng lao động vay trả lương do ngừng việc đối với người lao động, NHCSXH đã cho vay được 3 khách hàng, dư nợ khoảng 169 triệu đồng.
Năm 2021, là năm đầu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2026, toàn ngành phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu ổn định, an toàn và phát triển bền vững. Cụ thể với những nhiệm vụ trọng tâm sau:
Đối với NHNN, tổ chức triển khai thực hiện tốt chính sách tiền tệ, tín dụng, ngoại hối trên địa bàn. Trong đó: Kịp thời phổ biến, tuyên truyền, triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thống đốc về tiền tệ, hoạt động ngân hàng đến các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác và người dân trên địa bàn; chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành triển khai thực hiện các nhiệm vụ của ngành Ngân hàng được cấp ủy, chính quyền địa phương phân công; làm việc với cấp ủy, chính quyền địa phương để đánh giá và làm rõ thực trạng hoạt động của TCTD trên từng địa bàn để có đề án phát triển mạng lưới các tổ chức tín dụng phù hợp với nhu cầu của từng huyện/thành phố, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch hành động số 127/KH-UBND ngày 03/06/2020 của UBND tỉnh về thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch số 76/KH-UBND ngày 20/3/2019 về đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng các dịch vụ công: Thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội; tăng cường chỉ đạo, quản lý các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, tín dụng, ngoại hối nhất là việc thực hiện chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; tăng cường công tác thanh tra, giám sát; phòng chống, ngăn ngừa và xử lý nghiêm vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng; quản lý chặt chẽ hoạt động của các QTDND, tổ chức tài chính vi mô trên địa bàn và thực hiện tốt các nhiệm vụ khác được giao.
Đối với các TCTD trên địa bàn: Thực hiện các giải pháp về tiền tệ, tín dụng, ngoại hối để hoàn thành tốt các chỉ tiêu, kế hoạch của năm 2021; tiết kiệm chi phí hoạt động để tập trung giảm lãi suất huy động và cho vay đối với doanh nghiệp và người dân, nhất là những khoản vay cũ và các khoản cho vay trung, dài hạn; tăng cường tự kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật, của NHNN Việt Nam về lãi suất, phí cho vay của các chi nhánh cấp II, phòng giao dịch thuộc quyền quản lý của đơn vị mình để kịp thời phát hiện các vi phạm, có biện pháp xử lý đúng trách nhiệm của tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật; tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, bền vững; cân đối nguồn vốn tập trung tín dụng cho các lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thiên tai biến đổi khí hậu; phát triển đa dạng sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn hợp pháp của người dân góp phần hạn chế "tín dụng đen"; tiếp tục thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu, chủ động phối hợp với các cấp chính quyền, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi tối đa các khoản nợ xấu; thực hiện tốt công tác tự kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ, xử lý nghiêm các sai phạm, nhằm nâng cao kỷ luật, kỷ cương, ý thức chấp hành pháp luật và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên ngân hàng, góp phần phòng, chống, ngăn ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật trong hoạt động ngân hàng; tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, trả nợ của khách hàng; đẩy mạnh hoạt động đánh giá tình hình tài chính, thực trạng hoạt động kinh doanh và khả năng trả nợ của các khách hàng có số dư nợ lớn; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực côngvà thực hiện các nhiệm vụ khác./.
                                                                                             Việt Hưng
Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 8
  • 1
  • 7
  • 8
  • 8
  • 1
  • 2
  • 1
lên đầu trang