[In trang]
Năng suất lao động - giải pháp tăng trưởng
Thứ năm, 15/10/2015 - 08:26
Sáng 14/10, tại Hà Nội, Báo Lao động đã tổ chức tọa đàm "Năng suất lao động - giải pháp tăng trưởng" với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, người sử dụng lao động, cán bộ CĐ và NLĐ. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính chủ trì buổi tọa đàm.

Sáng 14/10, tại Hà Nội, Báo Lao động đã tổ chức tọa đàm "Năng suất lao động - giải pháp tăng trưởng" với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, người sử dụng lao động, cán bộ CĐ và NLĐ. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính chủ trì buổi tọa đàm.


Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ hoạt động của Bảng xếp hạng “Doanh nghiệp vì Người lao động” do báo Lao Động tổ chức dưới sự chỉ đạo của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xă hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Ngân hàng Viettinbank tài trợ.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Năng suất lao động (NSLĐ) của toàn nền kinh tế năm 2014 đạt 74,7 triệu đồng/lao động, tăng 4,9% so với năm 2013. Bình quân giai đoạn 2005-2014 tăng 3,7% mỗi năm. Mặc dù tăng năng suất lao động của VN trong những năm qua đă được cải thiện đáng kể, tuy nhiên giả định VN và một số nước vấn duy trì liên tục tốc độ tăng trưởng năng suất lao động trung bình như trong giai đoạn 2007-2012 thì phải đến năm 2038 VN mới bắt kịp năng suất lao động của Philippines, đến năm 2069 mới bắt kịp năng suất lao động của Thái Lan, chưa kể đối với một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ năng suất lao động của VN còn tăng chậm hơn, nghĩa là khoảng cách sẽ ngày càng tăng chứ chưa nói đến chuyện đuổi kịp.

Ông Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn VN nêu: Việt Nam được đánh giá là quốc gia có lực lượng lao động dồi dào. Năm 2013, dân số từ 15 tuổi trở lên 69,3 triệu người, lực lượng lao động cả nước đạt 53,7 triệu, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chiếm đến 77,5%. Thay đổi mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hiệu quả và tận dụng tốt nhất những lợi thế của đất nước đòi hỏi phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động. Tuy nhiên trong giai đoạn 2007 - 2013, cơ cấu lao động vẫn chuyển dịch rất chậm chạp. Lao động trong khu vực năng suất thấp vẫn chiếm tỷ trọng lớn khiến năng suất lao động chung của Việt Nam thấp và nguy cơ tụt hậu tiếp tục gia tăng so với các nước trong khu vực. Những năm vừa qua, mức tăng trưởng GDP tương đối nhưng nhờ khai thác lao động giá rẻ chủ yếu nhờ giá công lao động thấp. Nhưng tình trạng này không thể kéo dài. Bây giờ mức lương phải đảm bảo đời tối thiểu của người lao động.

“Có 4 biện pháp kích thích người lao động mà Vietinbak đă thực hiện để tăng NSLĐ. Ví dụ như: Đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người lao động cả về vật chất và tinh thần thông qua cơ chế lương, thưởng, phúc lợi. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, kiến tạo môi trường làm việc bình đẳng. Luôn chú trọng công tác đào tạo và đẩy mạnh công tác thu hút phát triển nhân tài, phát hiện, xây dựng và có lộ trình công danh đối với từng cá nhân có triển vọng ở các vị trí hay các cấp quản lý khác nhau, quản lý rủi ro nhân sự,...”- bà Trần Thị Thu Hà - Trưởng phòng quản lý nhân sự của Vietinbank chia sẻ.

Phát biểu kết luận buổi tọa đàm, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính chia sẻ: Buổi toạ đàm khẩn trương nghiêm trúc, tuy còn rất nhiều ý kiến nhưng đă thực hiện được mục đích chính đó là đánh giá thực trạng NSLĐ ở VN và ở các DN nói riêng để thấy mình đứng ở đâu và quan trọng là đề xuất giải pháp trong thời gian tới. Đánh giá đúng thực trạng VN đang có NSLĐ quá thấp so với khu vực. Vậy, làm thế nào để cải thiện để VN ít nhất lọt vào tốp 4 trong khu vực về NSLĐ. Vấn đề trước hết đó là cần ưu tiên đầu tư đổi mới, phải quản trị DN sao cho chi phí quản lý thấp, tạo điều kiện cho NLĐ được đào tạo tay nghề, có những động lực thúc đẩy để tạo điều kiện để NLĐ được cống hiến, tạo ra sức sáng tạo, từ đó tăng NSLĐ, cải thiện thu nhập cho NLĐ.

Theo Congdoanvn.org.vn