Ngày 19/12/2016Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Quyết định số1910/QĐ-TLĐ “Quy định thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở”. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 vàthay thế Quyết định số 272/QĐ-TLĐ ngày 07/03/2014. Một số điểm mới trong thu, chi tài chính công đoàn cơ sở (CĐCS) được quy định như sau:
1. Về thu đoàn phí công đoàn (ĐPCĐ)
- Mức thu ĐPCĐ:ĐPCĐ do đoàn viên công đoàn đóng,được thực hiệntheo Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Tổng Liên đoàn. Trong đó lưu ý:
+ Đoàn viên công đoàn công tác ở nước ngoài: Mức đóng ĐPCĐ hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội, nhưng mức đóng ĐPCĐ hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.
+ Trường hợp mức thu ĐPCĐ cao hơn mức quy định nếu được Ban Chấp hành CĐCS mở rộng đồng ý bằng nghị quyết, có văn bản và được quy định cụ thể trong Quy chế chi tiêu nội bộ của CĐCS. Phần thu tăng thêm so với quy địnhđược để lại 100% cho CĐCS bổ sung chi hoạt động…
+ Đoàn viên công đoàn không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội, đóng ĐPCĐ theo mức ấn định, nhưng mức đóng thấp nhất bằng 1% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.
- Phương thức thu ĐPCĐ:
+ ĐPCĐ thu qua lương hàng tháng (tiền mặt hoặc chuyển khoản) sau khi có ý kiến thỏa thuận của đoàn viên. Trong trường hợp này, số thu ĐPCĐ phải có xác nhận của phòng kế toán đơn vị và có danh sách chi tiết đoàn viên đóng đoàn phí kèm theo.
+ Khuyến khích đoàn viên công đoàn, CĐCS đổi mới phương thức thu, nộp ĐPCĐ bằng công nghệ hiện đại (thu qua tài khoản cá nhân, qua thẻ ATM...) trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất giữa đoàn viên với CĐCS và được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý bằng văn bản.
- Quản lý tiền ĐPCĐ:
CĐCS được giao nhiệm vụ thu tiền ĐPCĐ phải mở sổ sách, ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời việc nộp tiền đoàn phí hàng tháng của đoàn viên theo danh sách đoàn viên của đơn vị; bảo quản, lưu trữ sổ thu đoàn phí theo đúng quy định của luật kế toán; đồng thời tổng hợp báo cáo quyết toán thu, chi tài chính với công đoàn cấp trên,...
2. Về thu kinh phí công đoàn (KPCĐ)
Thu kinh phí công đoàn của CĐCS được thực hiện theo Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Tổng Liên đoàn.Lưu ý: Đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp không thụ hưởng kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước có CĐCS hoặc chưa thành lập CĐCS: Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương trực tiếp thu hoặc phân cấp cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thu và thông báo cho đối tượng đóng kinh KPCĐ để biết thực hiện.
3. Về chi tài chính CĐCS
- Không khống chế mức chi trợ cấp khó khăn 10%.Theo Quyết định số 1910/QĐ-TLĐ, ngày 19/12/2016 của Tổng Liên đoàn, nguồn thu kinh phí, đoàn phí công đoànCĐCS được sử dụng cho các khoản, mục chi: Lương, phụ cấp; quản lý hành chính và chi hoạt động phong trào. Trong đó, mức chi hoạt động phong trào vẫn là 60% trên tổng số, những điểm mới so với quy định trước đây gồm:
- Chi hỗ trợ du lịch 10% của chi hoạt động phong trào,nhưng trường hợp cần thiết có thể điều chỉnh tăng (tối đa không quá 20%, nếu được công đoàn cấp trên đồng ý).
- Bổ sung một số nội dung chi, như: Tặng quà cho cán bộ công đoàn khi thôi không tham gia Ban Chấp hành CĐCS; chi cộng tác viên có nhiều đóng góp giúp đỡ cho hoạt động công đoàn,...
- Thay đổi trật tự ưu tiên các mục chi trong chi hoạt động phong trào, theo đó: Chi tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên công đoàn và người lao động được ưu tiên số 1, sau đó đến chi phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở,… và các khoản mục chi phong trào khác.
Nguyễn Thị Thái