[In trang]
Thời cơ và thách thức của Hiệp định CPTPP với Công đoàn Việt Nam
Thứ tư, 16/10/2019 - 11:19
Ngày 16.10, LĐLĐ TP. Hà Nội tổ chức Hội nghị chuyên đề: "Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương" (CPTPP), thời cơ và thách thức đối với tổ chức CĐVN".
Ngày 16.10, LĐLĐ TP. Hà Nội tổ chức Hội nghị chuyên đề: "Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương(CPTPP), thời cơ và thách thức đối với tổ chức CĐVN" cho các lãnh đạo, cán bộ công chức, nhân viên các Ban LĐLĐ thành phố; Chủ tịch, Phó Chủ tịch CĐ các trường Đại học, cao đẳng, CĐCS trực thuộc LĐLĐ TP. Hà Nội.
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu – Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN dự với tư cách là báo cáo viên - truyền đạt nội dung.
Tại Hội nghị, đồng chí Ngọ Duy Hiểu đã báo cáo 2 chuyên đề mang tính cốt lõi của hoạt động CĐ trong tình hình mới như Cách sống trong công việc; cơ hội, thác thức của Công đoàn Việt Nam (CĐVN) trong hội nhập CPTPP.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu cho biết, có 5 thách thức đối với tổ chức CĐVN khi tham gia đàm phán và ký kết Hiệp định CPTPP.
Việc chuyển tư duy hoạt động CĐ mang nặng tính hành chính, tổ chức phong trào thuần tuý và "hiếu, hỉ" là chủ yếu.
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu – Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam tại Hội nghị. Ảnh: Đ.P
Khi tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở ra đời theo cam kết của nước ta trong các hiệp định tự do thế hệ mới cũng đồng nghĩa với việc CĐVN sẽ có đối thủ cạnh tranh bình đẳng để giành được sự thừa nhận tham gia của người lao động sau hơn 90 năm thành lập. Một loạt vấn đề đặt ra cần giải quyết như phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS), vấn đề đại diện thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể, giá trị và phạm vi tác động của thỏa ước trong doanh nghiệp, vấn đề lãnh đạo và tổ chức đình công để bảo vệ quyền lợi người lao động.
Sự phong phú, tính biến động của thị trường lao động, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 làm cho việc phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS trở nên khó khăn hơn.
Nguồn lực tài chính của tổ chức CĐ thời gian tới phải tập trung cho nhiều nhiệm vụ lớn, quan trọng để chăm lo lợi ích, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Bộ máy tổ chức CĐ sẽ tinh gọn, biên chế cán bọ CĐ sẽ giảm sút theo chủ trương của Đảng, trong khi đó, số lượng đoàn viên và tổ chức CĐCS sẽ tiếp tục tăng mạnh do nước ta đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Do đó, đồng chí cho rằng, thời gian tới, các cấp CĐ cần tập trung đổi mới mạnh mẽ cả nội dung và phương thức hoạt động CĐ để hội nhập được khi tham gia đàm phán và ký kết Hiệp định CPTPP.
Đ.P (BÁO LAO ĐỘNG)