Một số điểm cần chú ý về tổ chức hội nghị người lao động và tham gia đối thoại tại doanh nghiệp
17/11/2015
1. Về thời điểm tổ chức hội nghị người lao động
- Hội nghị người lao động (Hội nghị NLĐ) cần thiết phải tổ chức vào quý I hàng năm. Đối với công ty cổ phần, Hội nghị NLĐ nên tổ chức trước Đại hội đồng cổ đông của doanh nghiệp.
- Hội nghị NLĐ tại các phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất tiến hành theo kế hoạch tổ chức Hội nghị NLĐ của doanh nghiệp do người sử dụng lao động ban hành.
2. Về nội dung tổ chức Hội nghị NLĐ (cấp doanh nghiệp)
- Người sử dụng lao động và Chủ tịch công đoàn cơ sở (CĐCS) trình bày các báo cáo theo phân công;
- Đại biểu thảo luận, chất vấn tại Hội nghị;
- Người sử dụng lao động và Chủ tịch CĐCS tiếp thu góp ý và trả lời chất vấn nội dung thuộc trách nhiệm của mình;
- Ký kết thỏa ước lao động tập thể;
- Bầu đại diện bên tập thể người lao động tham gia thành viên đối thoại; đối với doanh nghiệp nhà nước bầu Ban Thanh tra nhân dân (nếu hết nhiệm kỳ);
- Phát động thi đua, ký kết giao ước thi đua;
- Biểu quyết thông qua nghị quyết Hội nghị NLĐ
3. Về thành viên và số lượng thành viên tham gia đối thoại tại nơi làm việc
Thành viên tham gia đối thoại, gồm:
- Thành viên đương nhiệm (là toàn bộ Ban chấp hành CĐCS);
- Thành viên bầu tại Hội nghị NLĐ (là thành viên do Ban chấp hành CĐCS lựa chọn trên cơ sở đề xuất từ người lao động ở các phân xưởng, tổ, đội sản xuất. Tùy theo quy mô, số lượng lao động của doanh nghiệp mà Ban chấp hành CĐCS có thể đề nghị số lượng bầu từ 30% đến 50% so với tổng số Ủy viên Ban chấp hành CĐCS).
(Trích văn bản số 1499/HD-TLĐ, ngày 21/9/2015 của TLĐLĐVN “Hướng dẫn công đoàn tham gia tổ chức Hội nghị NLĐ và xây dựng quy chế đối thoại tại doanh nghiệp”.)
***
Tài liệu liên quan:
- Nghị định số 60/2013/NĐ-CP, ngày 19/6/2013 của Chính phủ;
- Hướng dẫn số 1755/HD-TLĐ, ngày 20/11/2013 của TLĐLĐVN.
Nguyễn Thị Thái - CĐNHVN