Một số vấn đề đối với Việt Nam khi tham gia TPP và các FTA thế hệ mới
04/03/2016
Sau hơn 5 năm đàm phán với hơn 30 phiên làm việc ở cấp kỹ thuật và hơn 10 cuộc đàm phán ở cấp Bộ trưởng, các nước TPP đã chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định vào ngày 05 tháng 10 năm 2015 tại Hội nghị Bộ trưởng tại Atlanta, Hoa Kỳ.
Ngày 04 tháng 02 năm 2016, 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã tham dự Lễ ký kết để xác thực lời văn Hiệp định TPP tại Auckland, New Zealand, gồm: Việt Nam, Hoa Kỳ, Australia, Brunei, Canada, Chilê, Nhật Bản, Malayxia, Mexico, NewZealand, Peru, Singapore. Hiệp định có 30 chương bao gồm:
1. Quy định chung và các định nghĩa.
2. Thương mại hàng hóa
3. Dệt may
4. Quy tắc xuất xứ
5. Hải quan và thúc đẩy thương mại
6. Các biện pháp vệ sinh dịch tễ
7. Rào cản kỹ thuật trong thương mại
8. Biện pháp phòng vệ thương mại
9. Đầu tư
10. Thương mại dịch vụ xuyên biên giới
11. Dịch vụ tài chính
12. Tạm nhập cảnh cho doanh nhân
13. Viễn thông
14. Thương mại điện tử
15. Mua sắm công
16. Chính sách cạnh tranh
17. Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp độc quyền được chỉ định.
18. Sở hữu trí tuệ.
19. Lao động
20. Môi trường
21. Hợp tác và phát triển năng lực
22. Năng lực cạnh tranh và hỗ trợ kinh doanh
23. Phát triển
24. Doanh nghiệp vừa và nhỏ
25. Sự đồng bộ trong quy định
26. Minh bạch và chống tham nhũng
27. Quy định về hành chính và thể chế
28. Giải quyết tranh chấp
29. Các vấn đề ngoại lệ
30. Điều khoản thi hành
Theo dòng sự kiện này, Công đoàn NHVN trân trọng giới thiệu ý kiến của chuyên gia – Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga, Cố vấn cao cấp, Ban Thư ký quốc gia APEC 2017, nguyên Phó trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về vấn đề khi Việt Nam tham gia TPP và các FTA thế hệ mới. Chi tiết xem tại đây
BNC