Công đoàn Ngân Hàng Việt Nam

Thứ tư, 22/01/2025 | 12:26

Sổ tay cán bộ công đoàn

Công đoàn với việc giám sát và phản biện xã hội (kỳ 1)

29/12/2017

Ngày 12/12/2013, Bộ Chính trị có Quyết định số 217-QĐ/TW “Về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội” (Quyết định 217-QĐ/TW).

Ngày 12/12/2013, Bộ Chính trị có Quyết định số 217-QĐ/TW “Về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội” (Quyết định 217-QĐ/TW). Để thống nhất trong tổ chức thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo Quyết định trên, theo Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam, ngày 02/6/2014Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN đã ban hành hướng dẫn số 726/HD-TLĐCông đoàn thực hiện giám sát và phản biện xã hộitheo Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị” (Hướng dẫn 726/HD-TLĐ). Theo đó, công đoàn các cấp cần quán triệt thực hiện tốt những nội dung sau:

1. Mục đích của việc giám sát và phản biện xã hội là nhằm:

-Góp phần xây dựng và thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; kịp thời phát hiện những sai sót, khuyết điểm, yếu kém và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách cho phù hợp; phát hiện, phổ biến những nhân tố mới, những mặt tích cực; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh.

- Phát hiện những nội dung còn thiếu, chưa sát, chưa đúng, chưa phù hợp trong các văn bản dự thảo của các cơ quan Đảng, Nhà nước; kiến nghị những nội dung thiết thực, góp phần bảo đảm tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính hiệu quả trong việc hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.

2. Nguyên tắc giám sát và phản biện xã hội: Khi thực hiện giám sát và phản biện xã hội, các cấp công đoàn phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

Thứ nhất, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Thứ hai,có sự phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội với các cơ quan, tổ chức có liên quan; không làm trở ngại các hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát và phản biện xã hội.

Thứ ba,bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan và mang tính xây dựng.

Thứ tư,tôn trọng các ý kiến khác nhau, nhưng không trái với quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đoàn viên công đoàn và của Nhà nước.

3. Đối tượng giám sát: Theo Hướng dẫn, đối tượng giám sátở đây gồm:

1. Đối với cơ quan, tổ chức:

- Đối với tổ chức Đảng: Giám sát hoạt động các cơ quan của Đảng từ Trung ương đến chi bộ đảng;

- Đối với các cơ quan Nhà nước: Giám sát hoạt động các cơ quan lập pháp (Quốc Hội, Hội đồng nhân dân các cấp), các cơ quan hành pháp (Chính phủ, Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp), các cơ quan tư pháp (Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp).

- Đối với đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp: Các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

2. Đối với cá nhân:đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quy định tại Điểm 1nói trên.

4. Đối tượng và phạm vi phản biện:

Theo văn bản Hướng dẫn, đối tượng và phạm vi phản biện của Công đoàn là các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Nhà nước liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức Công đoàn

(Và để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, vấn đề phản biện cụ thể cần tập trung vào các nội dung quy định tại tiết 2.1, Điểm 2, Mục I - Hướng dẫn số 726/HD-TLĐ).

 

Nguyễn Thái

Tin cùng chuyên mục