Công đoàn Ngân Hàng Việt Nam

Thứ tư, 20/11/2024 | 16:15

Công tác nữ công

Đẩy mạnh thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2019

10/09/2019

Năm 2019 là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc phấn đấu hoàn thành mục tiêu Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020, chuẩn bị xây dựng Chiến lược quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, xây dựng kế hoạch hành động BĐG cho năm 2020.

Năm 2019 là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc phấn đấu hoàn thành mục tiêu Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới (BĐG) giai đoạn 2011 - 2020, chuẩn bị xây dựng Chiến lược quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, xây dựng kế hoạch hành động BĐG cho năm 2020.
Bộ LĐ-TB&XH tập huấn công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Vụ Bình đẳng giới), mục tiêu định hướng của công tác này trong thời gian tới là: Tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức về BĐG và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; Tăng cường triển khai chính sách, pháp luật; Thực hiện nghiêm túc việc lồng ghép giới trong xây dựng chính sách, pháp luật; Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra công tác BĐG và Vì sự tiến bộ của phụ nữ; Bố trí nhân sự và kinh phí để triển khai công tác BĐG,… Tháng hành động vì BĐG và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2019 (từ ngày 15/11 đến ngày 15/12/2019) được quán triệt triển khai trong các cấp, các ngành với các mục đích chính sau đây:
Thứ nhất, tạo một chiến dịch truyền thông cao điểm với nhiều hoạt động đa dạng, đồng bộ, huy động sự tham gia, phối hợp của các ngành, các cấp cùng hành động nhằm thúc đẩy BĐG và chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới.
Thứ hai, thu hút sự quan tâm, đề cao vai trò, sự cam kết, trách nhiệm xây dựng và thực thi chính sách, tính chủ động tham gia hành động của các cơ quan, tổ chức trong thúc đẩy BĐG và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới.
Thứ ba, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về BĐG và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới nhằm chuyển đổi hành vi của các tầng lớp nhân dân.
Thứ tư, tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ, tự phòng ngừa và tìm kiếm sự trợ giúp trong trường hợp bị bạo lực, nâng cao chất lượng và khả năng tiếp cận của các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân.
Thứ năm, Giảm thiểu tình trạng phân biệt đối xử về giới, bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em, đẩy mạnh công tác phòng, ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm BĐG và bạo lực trên cơ sở giới.
Theo Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà, một thực tế cho thấy: Ở đâu có sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo, cấp ủy đảng, sở, ban, ngành có chính sách cụ thể, sự tâm huyết, nhiệt tình của cán bộ tham mưu, ở đó kết quả triển khai luôn nổi bật với những hoạt động thiết thực, hiệu quả và chất lượng,… có sự đóng góp tích cực của phụ nữ hơn. Thứ trưởng Hà còn nêu rõ, bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác BĐG và Vì sự tiến bộ của phụ nữ trong thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cản trở việc thực hiện BĐG, mà đầu tiên phải kể đến là vấn đề định kiến giới, tư tưởng trọng nam hơn nữ tồn tại dai dẳng trong mỗi người dân, trong cộng đồng và trong toàn xã hội - Điều nay ảnh hưởng đến BĐG, sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động xã hội. Công tác BĐG đã được triển khai tới các cấp, các ngành và về tới các địa phương, cơ sở,… nhưng kết quả thực hiện BĐG còn chưa đồng đều giữa các vùng, miền, địa phương, trên từng lĩnh vực khác nhau. Cần tập trung nghiên cứu tìm ra giải pháp tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này trong thời gian tới, phục vụ cho công tác xây dựng Chiến lược, cũng như sửa đổi Bộ luật Lao động hiện nay - một Bộ luật có ảnh hưởng nhiều đến đời sống của lao động nữ trong cả nước.
Đối với ngành Ngân hàng, trên cơ sở các văn bản hướng dẫn triển khai của Ngành, của Tổng Liên đoàn, để công tác này được triển khai một cách thiết thực, hiệu quả, ngày 17/4/2019 Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đã ban hành văn bản số 295/HD-CĐNH “Hướng dẫn triển khai công tác BĐG, dân số, gia đình, trẻ em năm 2019” để các cấp công đoàn trong toàn hệ thống tiếp tục quán triệt tổ chức thực hiện, nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên, người lao động. 
Theo đó, yêu cầu mục tiêu mà công tác này cần đạt được là: Tháng hành động vì BĐG và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới được tổ chức đồng bộ ở các cấp trong Ngành; Cần lựa chọn nội dung, hình thức truyền thông phù hợp, hoạt động truyền thông được triển khai một cách thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện làm việc và từng nhóm đối tượng cần truyền thông; Tập trung quán triệt các nội dung trọng tâm của công tác BĐG năm 2019 theo các văn bản hướng dẫn đã triển khai; Phối hợp chặt chẽ giữa Công đoàn với Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp trong việc tổ chức triển khai; Thực hiện lồng ghép các hoạt động BĐG với các chương trình, đề án, hoạt động khác,… tạo hiệu ứng tích cực và có sức lan tỏa rộng rãi trong Ngành cũng như toàn xã hội.
NTT tổng hợp. Ảnh: Cổng thông tin Bộ LĐ-TB&XH

Tin cùng chuyên mục