Công đoàn Ngân Hàng Việt Nam

Thứ tư, 20/11/2024 | 14:16

Công tác nữ công

Hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2020

01/06/2020

Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 cũng ngày đầu tiên của “Tháng hành động vì trẻ em” năm 2020 (01/6-30/6) với chủ đề: “Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em”.

Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 cũng ngày đầu tiên của “Tháng hành động vì trẻ em” năm 2020 (01/6-30/6) với chủ đề: “Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em”.
Theo đó, những thông điệp, khẩu hiệu truyền thông về Tháng hành động vì trẻ em năm 2020 là:
- “Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động”;
- “Roi vọt không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng”;
- “Không để trẻ em nào bị bỏ lại phía sau”;
- “Pháp luật nghiêm trị mọi hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em”;
- “An toàn cho con, hạnh phúc cho cha mẹ”;
- “Hãy gọi 111 để bảo vệ trẻ em”.
Trong những năm qua, việc thực hiện quyền trẻ em nói chung và bảo vệ trẻ em nói riêng đã được Đảng, Nhà nước quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, một số vấn đề về trẻ em vẫn còn tồn tại và diễn biến phức tạp, trong đó vấn đề liên quan đến bạo lực, bạo hành, xâm hại trẻ em gây nhiều bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng đến tâm lý của mọi người dân, đặc biệt là trẻ em.
Theo Báo cáo của Chính phủ, từ 1/1/2015 đến 30/6/2019, cả nước đã phát hiện, xử lý về hình sự và xử lý hành chính: 8.442 vụ xâm hại trẻ em với 8.709 trẻ em bị xâm hại. Trong đó: Xâm hại tình dục: 6.432 trẻ em, chiếm 73,85% tổng số trẻ em bị xâm hại; Bạo lực trẻ em: 857 trẻ em, chiếm 9,84% tổng số trẻ em bị xâm hại; Mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em: 106 trẻ em, chiếm 1,22% tổng số trẻ em bị xâm hại...
Triển khai “Tháng hành động vì trẻ em” với những việc làm thiết thực cụ thể nhằm góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị, của gia đình, nhà trường, cộng đồng, xã hội là hết sức cần thiết. Vấn đề không chỉ dừng lại ở Tháng hành động mà việc chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em phải trở thành việc làm thường xuyên, liên tục, toàn diện và lâu dài. Các cấp công đoàn căn cứ điều kiện thực tế của đơn vị chỉ đạo, triển khai các nội dung, chương trình, hoạt động liên quan phù hợp để trẻ em được thụ hưởng quyền lợi chính đáng, có điều kiện để được phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Ban Nữ công

Tin cùng chuyên mục