Công đoàn Ngân Hàng Việt Nam

Thứ tư, 20/11/2024 | 12:37

Công tác nữ công

Phong trào thi đua "Hai giỏi" và Bình đẳng giới: Ngành Ngân hàng đã đạt được kết quả cao ở hầu hết các mục tiêu, chỉ tiêu

27/11/2020

Với đặc thù của ngành Ngân hàng có đông lao động nữ, tính đến nay tổng số cán bộ, đoàn viên, người lao động đang sinh hoạt trong hệ thống Công đoàn Ngân hàng Việt Nam là 164.600 người,

Khẳng định vị thế nữ CNVCLĐ
Với đặc thù của ngành Ngân hàng có đông lao động nữ, tính đến nay tổng số cán bộ, đoàn viên, người lao động đang sinh hoạt trong hệ thống Công đoàn Ngân hàng Việt Nam là 164.600 người, trong đó nữ là 97.126 người, chiếm gần 60% số lao động. Với lực lượng nữ đông đảo, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam chú trọng tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa của phong trào thi đua “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà”, công đoàn các cấp trong hệ thống đã tiến hành lồng ghépphong trào thi đua “Giỏi việc Ngân hàng, Đảm việc nhà” với các phong trào thi đua khác của Ngành gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, các cuộc vận động “5 không, 3 sạch”, “An toàn cho phụ nữ và trẻ em”…
Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Ngân hàng tổ chức hội thảo chuyên đề
Trong 5 năm qua, Công đoàn các cấp trong ngành Ngân hàng luôn bám sát nội dung, mục tiêu Nghị quyết và phấn đấu đạt được các mục tiêu cơ bản mà Nghị quyết 06b/NQ-BCH của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề ra. Trong đó xây dựng đội ngũ nữ CNVCLĐ ngày càng lớn mạnh, nâng cao trình độ mọi mặt nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế; góp phần nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội, thực hiện bình đẳng giới; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Coi trọng việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nữ CNVCLĐ.
Các tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc đã có nhiều đóng góp trong công tác phát triển, vì mục tiêu bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành Ngân hàng; Nhiều nữ cán bộ, nhóm tác giả nữ tiêu biểu là thành viên, hoặc trực tiếp làm chủ nhiệm những đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, cấp Ngành và cấp Nhà nước; Các chị có được nhiều thành tích trong công tác giảng dạy, nghiên cứu, sáng kiến, sáng tạo, ứng dụng khoa học, đạt giải cao, thậm chí dẫn đầu trong những cuộc thi công nghệ sáng tạo, góp phần tạo nên thành tích chung của Ngành. Có những chị đã nhiều năm tâm huyết, gắn bó với Ngành, với hoạt động chuyên môn, công đoàn,đóng góp công sức cho phong trào nữ CNVCLĐ.Bên cạnh đó, có những nữ cán bộ Ngân hàng trẻ tuổi, tài năng, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, phấn đấu vươn lên lập được nhiều thành tích trong công tác chuyên môn, thành công trên nhiều lĩnh vực nhưng vẫn luôn thu xếp thời giờ hợp lý, bố trí công việc khoa học, đảm trách tốt thiên chức của người phụ nữ trong gia đình, nuôi dạy con ngoan - học giỏi, được xã hội đánh giá, ghi nhận. 
Phó Thống đốc Đào Minh Tú - Chủ tịch CĐNHVN phát biểu chỉ đạo tại hội nghị tuyên truyền CSPL về lao động nữ
Ngoài ra, còn nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc đã và đang thầm lặng cống hiến cho các phong trào thi đua trong nữ CNVCLĐ nói chung, phong trào hai giỏi nói riêng.Ngoài việc phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, công tác đoàn thể, các chị còn có những đóng góp tích cực, gương mẫu đi đầu trong công tác an sinh xã hội, nhất là các cuộc vận động đóng góp ủng hộ những địa phương nghèo, địa phương bị ảnh hưởng do thiên tai, bão lũ, hạn hán, xâm nhập mặn, nhất là trong mùa dịch covid-19…, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của cơ quan, đơn vị, của Ngành và được các cấp bộ, ngànhtrao tặng Bằng khen.
Theo báo cáo, 100% các đơn vị trong ngành Ngân hàng đều thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và đúng theo quy định của pháp luật về lao động. Bên cạnh đó, một số đơn vị trong Ngành đã có những chính sách hỗ trợ cho lao động nữ ngoài những quy định của pháp luật, cụ thể: Lao động nữ không có điều kiện nghỉ cho con bú sẽ được hưởng trợ cấp theo chế độ ngoài giờ hoặc nghỉ bù, lao động nữ được hỗ trợ chi phí đào tạo lại nghề do sắp xếp lại vị trí; chi hỗ trợ lao động nữ nghỉ thai sản với mức 1 triệu đồng/người; giảm 1 giờ làm việc hàng ngày khi lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 cho đến khi con được 12 tháng tuổi; chi hỗ trợ khám sức khỏe chuyên khoa cho lao động nữ với mức chi 1 triệu đồng/người. Một số công đoàn đã xây dựng và duy trì hoạt động các quỹ Nữ công, Quỹ khuyến học, Quỹ trợ vốn để hỗ trợ lao động nữ và khen thưởng con cán bộ CNVCLĐ.
Hội nghị biểu dương gia đình CNVCLĐ tiêu biểu ngành Ngân hàng
Công đoàn Ngân hàng Việt Nam cũng đã cụ thể hóa thành các nội dung trong chương trình, kế hoạch trọng tâm công tác nữ công; Xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cấp công đoàn thuộc hệ thống phát động thi đua, quán triệt thực hiện, tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả hoạt động.Ban nữ công công đoàn các cấp thường xuyên nắm bắt tâm tư nguyện vọng, đánh giá thực trạng lao động nữ, phối hợp làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với đoàn viên, lao động nữ; Đưa công tác nữ công, dân số, gia đình và trẻ em vào tiêu chí thi đua và làm căn cứ để bình xét, phân loại hoạt động công đoàn.
Trong 5 năm qua, phong trào thi đua “Giỏi việc Ngân hàng, Đảm việc nhà” của tổ chức công đoàn các cấp thuộc hệ thống Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đã góp phần thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng vềcông tác phụ nữ trong tình hình mới, tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế của nữCNVCLĐ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới đất nước.    
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng động viên các cán bộ nữ tham gia hội thao do CĐNHVN tổ chức
Tạo điều kiện cho phụ nữ tiếp cận vốn ngân hàng.
Trong giai đoạn 2016-2020, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban Cán sự Đảng, Ban lãnh đạo NHNN cũng như của cấp uỷ và lãnh đạo các đơn vị, công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành Ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả tích cực. NHNN đã thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu đề ra trong Kế hoạch hành động về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành Ngân hàng giai đoạn 2016-2020.Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành Ngân hàng (Ban VSTBPN) đã chủ động và tích cực trong công tác xây dựng hướng dẫn, chương trình và kế hoạch cụ thể để làm cơ sở cho Ban VSTBPN các cấp ban hành chương trình, kế hoạch hoạt động. Các đơn vị cũng đã chủ động lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động của đơn vị.
Đặc biệt, hàng năm, NHNN đều ban hành chỉ thị về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả, không phân biệt đối tượng vay là phụ nữ, góp phần cải thiện bình đẳng giới ở Việt Nam trong thời gian qua. Trong đó, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần tạo điều kiện cho phụ nữ nông thôn tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.
Các hoạt động đào tạo kết hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách về bình đẳng giới được triển khai dưới nhiều hình thức, nội dung phong phú, thu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức tham gia. Đây được coi là diễn đàn để các thành viên chia sẻ kinh nghiệm và trách nhiệm trong công tác bình đẳng giới, là dịp để Thủ trưởng các đơn vị nhìn nhận và nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình với công tác bình đẳng giới của đơn vị, đồng thời, góp phần đưa chính sách pháp luật về bình đẳng giới vào cuộc sống, thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch hành động về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Ngân hàng.
Triển lãm ảnh "Khoảnh khắc yêu thương"
Ngoài ra, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và cán bộ, công chức, lao động nữ nói riêng, các đơn vị trong Ngành đã quan tâm tạo điều kiện cho cán bộ nữ tham gia các khóa đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ trong nước và nước ngoài cũng như các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ. Sau 10 năm thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, công tác đào tạo sau đại học cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Ngân hàng đã đạt nhiều kết quả khả quan. Trong đó, tỉ lệ nữ cán bộ, công chức, viên chức NHNN được cử đi đào tạo sau đại học trong giai đoạn 2016-2020 chiếm tỷ lệ 65%.
Với đặc thù là ngành kinh tế có tỷ lệ cán bộ nữ cao, lao động nữ hiện diện ở hầu hết các lĩnh vực trong Ngành, Ban lãnh đạo NHNN và Ban lãnh đạo các đơn vị trong Ngành luôn quan tâm đến công tác chăm sóc sức khỏe cho cán bộ nữ. Ngân sách các đơn vị luôn dành khoản kinh phí đáng kể cho việckhám sức khỏe định kỳ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Bên cạnh đó, các đơn vị trong ngành đều chủ động xây dựng kế hoạch khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho cán bộ nói chung, tổ chức khám chuyên khoa cho cán bộ nữ.Đồng thời, cán bộ nữ được đảm bảo thực hiện tốt chế độ bảo hiểm y tế, chế độ thai sản, thăm hỏi, trợ cấp cho cán bộ có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo. Tại các đơn vị, cán bộ nữ làm việc trong môi trường độc hại như kiểm ngân, thủ kho, thủ quỹ,… đều được hưởng phụ cấp độc hại. NHNN thực hiện tốt chế độ bảo hộ lao động và vệ sinh môi trường làm việc.
Nữ cán bộ ngân hàng hưởng ứng tuần lễ áo dài
Liên tiếp trong các năm 2018-2020, NHNN đã kết hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội như Liên đoàn lao động; Hội liên hiệp phụ nữ các tỉnh/ thành phố tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ cho cán bộ lãnh đạo cấp phòng, cán bộ làm công tác bình đẳng giới, thư ký Ban, các cán bộ đầu mối về giới tại các đơn vị. NHNN cũng đã tích cực và kịp thời triển khai công tác tuyên truyền về bình đẳng giới; từ đó tạo ra sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của các cấp lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong Ngành.
Qua đánh giá sơ kết, tổng kết hàng năm, tổng kết giai đoạn 5 năm, ngành Ngân hàng đã đạt được kết quả cao ở hầu hết các mục tiêu, chỉ tiêu.Đáng chú ý là NHNN đã chủ động xây dựng kế hoạch hành động và nghiêm túc triển khai với nhiều giải pháp hiệu quả, phù hợp với đặc thù của từng đơn vị nhằm xây dựng, tạo nguồn cán bộ nữ cũng như đảm bảo các quyền cơ bản của phụ nữ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ. NHNN luôn đảm bảo cán bộ nữ được chăm lo đầy đủ và kịp thời các quyền lợi về vật chất và tinh thần; tạo điều kiện để cán bộ nữ được đào tạo, phát triển để có khả năng làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại, phát huy tính chủ động, sáng tạo, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ được giao; cán bộ nữ có chiều hướng phát triển tốt đều được quan tâm, bồi dưỡng đưa vào quy hoạch và được đề bạt, bổ nhiệm giữ vị trí lãnh đạo, quản lý chủ chốt của cơ quan, đơn vị.
Lễ tổng kết chương trình giáo dục quản lý tài chính cá nhân dành cho học sinh là con đoàn viên, người lao động ngành Ngân hàng
Nhìn chung, giai đoạn 2016-2020, NHNN đã thực hiện đạt hoặc vượt hầu hết các chỉ tiêu đề ra, đặc biệt ở các mục tiêu tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý, mục tiêu bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; mục tiêu bình đẳng giới trong lĩnh vực đào tạo; mục tiêu bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe; mục tiêu nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới...
Thanh Thủy
        

Tin cùng chuyên mục