Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong ngành Ngân hàng năm 2023. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú tham dự và chủ trì Hội nghị.
Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thời gian vừa qua, NHNN đã đẩy mạnh tuyên truyền, lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) trong toàn ngành Ngân hàng. Vì vậy, công tác THTK, CLP của Ngành đã đạt được kết quả đáng kể, góp phần tích lũy nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ chính trị cũng như ổn định mức thu nhập cho cán bộ, công chức và người lao động.
Đề ra nhiều mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, ngay sau khi Chương trình tổng thể của Chính phủ về THTK, CLP năm 2022 được ban hành, Thống đốc NHNN đã ban hành Chương trình hành động của ngành Ngân hàng về THTK, CLP năm 2022, trong đó đã đề ra các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, chỉ tiêu tiết kiệm và các giải pháp thực hiện.
Trên cơ sở Chương trình hành động của Ngành, các đơn vị NHNN và các TCTD, TCTC, doanh nghiệp có vốn Nhà nước do NHNN quản lý đã xây dựng, ban hành Chương trình THTK, CLP của từng đơn vị để triển khai thực hiện.
Để làm tốt điều này, NHNN và các đơn vị trực thuộc đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức pháp luật về THTK, CLP cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thông qua các hình thức như hội nghị trực tuyến để quán triệt Chương trình hành động của ngành về THTK, CLP tới toàn thể các đơn vị.
Trong đó, các đơn vị truyền thông của Ngành đã tích cực đưa tin bài về Chương trình THTK, CLP, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện chính sách pháp luật về THTK, CLP, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Hoàn thiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ làm cơ sở triển khai THTK, CLP
Thông tin tại Hội nghị, bà Nguyễn Hồng Vân - Vụ trưởng Vụ Tài chính kế toán cho biết, trong năm 2022, NHNN đã rà soát, cập nhật các quy định của pháp luật để đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định về quản lý tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng. Ngoài ra, NHNN đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong việc nghiên cứu, xây dựng chế độ tài chính của NHNN (thay thế Quyết định 07/2013/QĐ-TTg ngày 24/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ) và nghiên cứu ban hành quy định về tiêu chuẩn, định mức xe ô tô chuyên dùng của NHNN.
Năm 2022 là năm thứ ba liên tiếp các bộ, ngành phải tiết giảm chi thường xuyên và là năm thứ hai liên tiếp phải tiết giảm 15% kinh phí thường xuyên so với dự toán được giao/số thực hiện năm trước. Đây là một khó khăn, thách thức cho công tác quản lý, điều hành tài chính của NHNN khi phải thực hiện theo đúng chỉ đạo của Chính phủ đồng thời đảm bảo đủ kinh phí cho các đơn vị NHNN thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị đề ra.
Với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo NHNN và sự nỗ lực, cố gắng của các đơn vị, NHNN đã điều hành kinh phí trong phạm vi Bộ Tài chính giao khoán, đáp ứng cơ bản nhu cầu kinh phí phục vụ hoạt động chuyên môn và hoàn thành dự toán nộp ngân sách nhà nước đã giao.
Trong đó, các đơn vị NHNN đã thực hiện chi tiêu tiết kiệm, đảm bảo không vượt phạm vi kinh phí thường xuyên được giao khoán. Bên cạnh một số khoản chi không những không thể tiết giảm mà còn tăng mạnh do yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao như: Chi công tác phí; chi hội nghị, hội thảo song phương, đa phương; chi sửa chữa lớn tài sản, các đơn vị NHNN cũng đã tăng cường thực hiện các giải pháp tiết giảm kinh phí.
Nâng cao hiệu quả hoạt động, đẩy mạnh các giải pháp tiết kiệm
Với năm 2023, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, nhận thức được tầm quan trọng của công tác THTK, CLP, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 30/12/2022 ban hành chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023, NHNN đã khẩn trương ban hành Chương trình hành động của ngành Ngân hàng về THTK, CLP năm 2023. Trong đó, NHNN đã đề ra mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, chỉ tiêu tiết kiệm, biện pháp thực hiện phù hợp với định hướng phát triển của Ngành.
Trong đó, các đơn vị phải nâng cao hiệu quả hoạt động, đẩy mạnh thực hiện các giải pháp tiết kiệm, chống lãng phí trong tất cả các lĩnh vực. Trong đó, tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng năm 2023 đã đề ra tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 17/1/2023 của Thống đốc NHNN.
NHNN sẽ thường xuyên rà soát, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác THTK, CLP để sửa đổi, bổ sung các quy định nội bộ về tiêu chuẩn, định mức trong quản lý tài chính, tài sản.
Tăng cường quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; quyết liệt đẩy mạnh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; quản lý, giám sát chặt chẽ và nâng cao hiệu quả, tiến độ và chất lượng thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống NHNN. Thực hiện quản lý, sử dụng tài sản công theo đúng quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các văn bản hướng dẫn để góp phần quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, khai thác có hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí tài sản công.
Đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, đẩy nhanh ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế. Trong đó, nâng cao nhận thức của các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, giải pháp về THTK, CLP.
Về giải pháp thực hiện, Phó Thống đốc yêu cầu các đơn vị tập trung vào những nội dung sau nhằm đẩy mạnh công tác THTK, CLP trong toàn ngành Ngân hàng.
Trong đó, nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị và chỉ đạo, triển khai Chương trình hành động về THTK, CLP; đẩy mạnh thông tin, phổ biến các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước và NHNN có liên quan đến THTK, CLP cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nhằm nâng cao và thống nhất nhận thức, trách nhiệm về công tác THTK, CLP của mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các cá nhân trong ngành Ngân hàng.
Chủ động rà soát, cập nhật các quy định hiện hành về chế độ, tiêu chuẩn, định mức và các quy định của pháp luật liên quan đến THTK, CLP.
“Trong năm 2023, NHNN sẽ triệt để tiết kiệm chi thường xuyên ngay từ khâu lập kế hoạch, các đơn vị NHNN phải tiết kiệm tối thiểu 15% so với dự toán năm 2022", Phó Thống đốc cho hay.
Phó Thống đốc nhấn mạnh, đối với việc mua sắm tài sản, các đơn vị cần tiết kiệm ngay từ khâu lập kế hoạch, tăng cường tận dụng, khai thác có hiệu quả các tài sản và trang thiết bị hiện có, chỉ đề xuất ghi kế hoạch mua sắm đối với các tài sản có nhu cầu cần thiết, cấp bách phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ.
Trong thời gian tới, NHNN sẽ đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2023 của hệ thống NHNN. Trong đó, phấn đấu hoàn thành giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư công được giao và giải ngân tối thiểu 85% kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản của NHNN. Nâng cao chất lượng công tác khảo sát, thiết kế, giải pháp thi công và công tác thẩm định dự án; hạn chế các nội dung phát sinh dẫn đến phải điều chỉnh dự án; tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư xây dựng theo quy định của Nhà nước.
NHNN xây dựng và phê duyệt Phương án tự chủ về tài chính theo quy định tại Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Tiếp tục thực hiện quản lý tài chính, chi tiêu chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.
Các TCTD, TCTC, doanh nghiệp có vốn Nhà nước xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính năm 2023 bám sát các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng của Chính phủ, NHNN; chấp hành đúng chỉ đạo của NHNN về các chỉ tiêu kế hoạch được giao; tiếp tục thực hiện tiết giảm chi phí để ổn định mặt bằng lãi suất cho vay. Nâng cao trách nhiệm của người đại diện trong việc giám sát đầu tư vốn, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
Theo đó, NHNN tiếp tục rà soát, sắp xếp lại tài sản công, đặc biệt là đối với các cơ sở nhà, đất theo quy định tại Nghị định 167/2017/NĐ-CP, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP, bảo đảm tài sản công sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức theo chế độ quy định và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, viên chức theo quy định tại Nghị định số 62/2020/NĐ-CP, Nghị định số 106/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Đổi mới quy trình, phương thức và thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ trong quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ và tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức, người lao động để thu hút được người có năng lực, trình độ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Bài Hà An, ảnh Đức Khanh
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong ngành Ngân hàng đạt được kết quả đáng kể
Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong ngành Ngân hàng năm 2023. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú tham dự và chủ trì Hội nghị.
Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thời gian vừa qua, NHNN đã đẩy mạnh tuyên truyền, lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) trong toàn ngành Ngân hàng. Vì vậy, công tác THTK, CLP của Ngành đã đạt được kết quả đáng kể, góp phần tích lũy nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ chính trị cũng như ổn định mức thu nhập cho cán bộ, công chức và người lao động.
Đề ra nhiều mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, ngay sau khi Chương trình tổng thể của Chính phủ về THTK, CLP năm 2022 được ban hành, Thống đốc NHNN đã ban hành Chương trình hành động của ngành Ngân hàng về THTK, CLP năm 2022, trong đó đã đề ra các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, chỉ tiêu tiết kiệm và các giải pháp thực hiện.
Trên cơ sở Chương trình hành động của Ngành, các đơn vị NHNN và các TCTD, TCTC, doanh nghiệp có vốn Nhà nước do NHNN quản lý đã xây dựng, ban hành Chương trình THTK, CLP của từng đơn vị để triển khai thực hiện.
Để làm tốt điều này, NHNN và các đơn vị trực thuộc đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức pháp luật về THTK, CLP cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thông qua các hình thức như hội nghị trực tuyến để quán triệt Chương trình hành động của ngành về THTK, CLP tới toàn thể các đơn vị.
Trong đó, các đơn vị truyền thông của Ngành đã tích cực đưa tin bài về Chương trình THTK, CLP, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện chính sách pháp luật về THTK, CLP, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Hoàn thiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ làm cơ sở triển khai THTK, CLP
Thông tin tại Hội nghị, bà Nguyễn Hồng Vân - Vụ trưởng Vụ Tài chính kế toán cho biết, trong năm 2022, NHNN đã rà soát, cập nhật các quy định của pháp luật để đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định về quản lý tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng. Ngoài ra, NHNN đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong việc nghiên cứu, xây dựng chế độ tài chính của NHNN (thay thế Quyết định 07/2013/QĐ-TTg ngày 24/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ) và nghiên cứu ban hành quy định về tiêu chuẩn, định mức xe ô tô chuyên dùng của NHNN.
Năm 2022 là năm thứ ba liên tiếp các bộ, ngành phải tiết giảm chi thường xuyên và là năm thứ hai liên tiếp phải tiết giảm 15% kinh phí thường xuyên so với dự toán được giao/số thực hiện năm trước. Đây là một khó khăn, thách thức cho công tác quản lý, điều hành tài chính của NHNN khi phải thực hiện theo đúng chỉ đạo của Chính phủ đồng thời đảm bảo đủ kinh phí cho các đơn vị NHNN thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị đề ra.
Với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo NHNN và sự nỗ lực, cố gắng của các đơn vị, NHNN đã điều hành kinh phí trong phạm vi Bộ Tài chính giao khoán, đáp ứng cơ bản nhu cầu kinh phí phục vụ hoạt động chuyên môn và hoàn thành dự toán nộp ngân sách nhà nước đã giao.
Trong đó, các đơn vị NHNN đã thực hiện chi tiêu tiết kiệm, đảm bảo không vượt phạm vi kinh phí thường xuyên được giao khoán. Bên cạnh một số khoản chi không những không thể tiết giảm mà còn tăng mạnh do yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao như: Chi công tác phí; chi hội nghị, hội thảo song phương, đa phương; chi sửa chữa lớn tài sản, các đơn vị NHNN cũng đã tăng cường thực hiện các giải pháp tiết giảm kinh phí.
Nâng cao hiệu quả hoạt động, đẩy mạnh các giải pháp tiết kiệm
Với năm 2023, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, nhận thức được tầm quan trọng của công tác THTK, CLP, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 30/12/2022 ban hành chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023, NHNN đã khẩn trương ban hành Chương trình hành động của ngành Ngân hàng về THTK, CLP năm 2023. Trong đó, NHNN đã đề ra mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, chỉ tiêu tiết kiệm, biện pháp thực hiện phù hợp với định hướng phát triển của Ngành.
Trong đó, các đơn vị phải nâng cao hiệu quả hoạt động, đẩy mạnh thực hiện các giải pháp tiết kiệm, chống lãng phí trong tất cả các lĩnh vực. Trong đó, tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng năm 2023 đã đề ra tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 17/1/2023 của Thống đốc NHNN.
NHNN sẽ thường xuyên rà soát, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác THTK, CLP để sửa đổi, bổ sung các quy định nội bộ về tiêu chuẩn, định mức trong quản lý tài chính, tài sản.
Tăng cường quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; quyết liệt đẩy mạnh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; quản lý, giám sát chặt chẽ và nâng cao hiệu quả, tiến độ và chất lượng thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống NHNN. Thực hiện quản lý, sử dụng tài sản công theo đúng quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các văn bản hướng dẫn để góp phần quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, khai thác có hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí tài sản công.
Đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, đẩy nhanh ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế. Trong đó, nâng cao nhận thức của các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, giải pháp về THTK, CLP.
Về giải pháp thực hiện, Phó Thống đốc yêu cầu các đơn vị tập trung vào những nội dung sau nhằm đẩy mạnh công tác THTK, CLP trong toàn ngành Ngân hàng.
Trong đó, nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị và chỉ đạo, triển khai Chương trình hành động về THTK, CLP; đẩy mạnh thông tin, phổ biến các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước và NHNN có liên quan đến THTK, CLP cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nhằm nâng cao và thống nhất nhận thức, trách nhiệm về công tác THTK, CLP của mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các cá nhân trong ngành Ngân hàng.
Chủ động rà soát, cập nhật các quy định hiện hành về chế độ, tiêu chuẩn, định mức và các quy định của pháp luật liên quan đến THTK, CLP.
“Trong năm 2023, NHNN sẽ triệt để tiết kiệm chi thường xuyên ngay từ khâu lập kế hoạch, các đơn vị NHNN phải tiết kiệm tối thiểu 15% so với dự toán năm 2022", Phó Thống đốc cho hay.
Phó Thống đốc nhấn mạnh, đối với việc mua sắm tài sản, các đơn vị cần tiết kiệm ngay từ khâu lập kế hoạch, tăng cường tận dụng, khai thác có hiệu quả các tài sản và trang thiết bị hiện có, chỉ đề xuất ghi kế hoạch mua sắm đối với các tài sản có nhu cầu cần thiết, cấp bách phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ.
Trong thời gian tới, NHNN sẽ đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2023 của hệ thống NHNN. Trong đó, phấn đấu hoàn thành giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư công được giao và giải ngân tối thiểu 85% kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản của NHNN. Nâng cao chất lượng công tác khảo sát, thiết kế, giải pháp thi công và công tác thẩm định dự án; hạn chế các nội dung phát sinh dẫn đến phải điều chỉnh dự án; tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư xây dựng theo quy định của Nhà nước.
NHNN xây dựng và phê duyệt Phương án tự chủ về tài chính theo quy định tại Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Tiếp tục thực hiện quản lý tài chính, chi tiêu chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.
Các TCTD, TCTC, doanh nghiệp có vốn Nhà nước xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính năm 2023 bám sát các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng của Chính phủ, NHNN; chấp hành đúng chỉ đạo của NHNN về các chỉ tiêu kế hoạch được giao; tiếp tục thực hiện tiết giảm chi phí để ổn định mặt bằng lãi suất cho vay. Nâng cao trách nhiệm của người đại diện trong việc giám sát đầu tư vốn, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
Theo đó, NHNN tiếp tục rà soát, sắp xếp lại tài sản công, đặc biệt là đối với các cơ sở nhà, đất theo quy định tại Nghị định 167/2017/NĐ-CP, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP, bảo đảm tài sản công sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức theo chế độ quy định và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, viên chức theo quy định tại Nghị định số 62/2020/NĐ-CP, Nghị định số 106/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Đổi mới quy trình, phương thức và thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ trong quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ và tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức, người lao động để thu hút được người có năng lực, trình độ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Bài Hà An, ảnh Đức Khanh (TBNH)