Một số nội dung cơ bản về xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn (kỳ 3)
17/10/2017
Theo “Quy định thẩm quyền và thủ tục xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn” được ban hành kèm theo Quyết định số493/QĐ-TLĐ ngày 09/3/2017của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN tại các Điều 3, Điều 5, Điều 6 và Điều 7 thì thẩm quyền đề nghị và thẩm quyền xử lý kỷ luật của công đoàn các cấp được thực hiện như sau:
Thứ nhất, về thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật, Điều 3 Quy định trên nêu rõ:
1. Cán bộ vi phạm kỷ luật thuộc công đoàn cấp nào thì ban thường vụ (nơi không có ban thường vụ thì ban chấp hành) công đoàn cấp đó xét đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét quyết định xử lý kỷ luật.
2. Cán bộ công đoàn bộ phận, tổ công đoàn vi phạm kỷ luật do công đoàn bộ phận hoặc tổ công đoàn xét đề nghị xử lý kỷ luật.
3. Tập thể ban thường vụ (BTV), ủy ban kiểm tra (UBKT) công đoàn cấp nào vi phạm kỷ luật thì ban chấp hành (BCH) công đoàn cấp đó xét đề nghị xử lý kỷ luật…
Thứ hai, về thẩm quyền xử lý kỷ luật được quy định cụ thể như sau:
* Của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương,… tại Điều 5 Quy định trên nêu:
1.BCH Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương,… xử lý kỷ luật đối với:
a. Tập thể BCH công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở;
b. Tập thể BCH công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc.
2. BTV Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương,... xử lý kỷ luật đối với:
a. Chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và CĐCS trực thuộc không phải là ủy viên BCH Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương,...;
b. Tập thể BTV, tập thể UBKT công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và CĐCS trực thuộc;
c. Ủy viên BTV công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và CĐCS trực thuộc.
3.UBKT Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương,... xử lý kỷ luật đối với:
a. Ủy viên BCH công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và CĐCS trực thuộc;
b. Ủy viên UBKT công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và CĐCS trực thuộc.
* Của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, tại Điều 6Quy định trên nêu:
1. BCH công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở xử lý kỷ luật đối với:Tập thể BCH CĐCS.
2. BTV công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở xử lý kỷ luật đối với:
a. Chủ tịch, phó chủ tịch CĐCS không phải là ủy viên BCH công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở;
b. Tập thể BCH, tập thể BTV, tập thể UBKT CĐCS;
c. Ủy viên BTV CĐCS;
d. Ủy viên BCH, ủy viên UBKT CĐCS.
* Của CĐCS, tại Điều 7 Quy định trên nêu:
1. BCH CĐCS xử lý kỷ luật hoặc ủy quyền cho BTV CĐCS xử lý kỷ luật đối với:Tập thể BCH công đoàn bộ phận.
2. BTV CĐCS xử lý kỷ luật đối với:Cán bộ công đoàn bộ phận, cán bộ tổ công đoàn./.
-----------
*** Lưu ý: Thời hạn và thủ tục xử lý kỷ luật, xem tại Điều 8, Điều 10 “Quy định thẩm quyền và thủ tục xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn” ban hành kèm theo Quyết định số493/QĐ-TLĐ nói trên.
N.T.T