Công đoàn Ngân Hàng Việt Nam

Thứ tư, 20/11/2024 | 05:17

Trao đổi kinh nghiệm

Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc

05/07/2018

Đối thoại tại nơi làm việc là việc trao đổi trực tiếp giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) với người lao động (NLĐ) hoặc đại diện tập thể lao động với NSDLĐ nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa NSDLĐ và NLĐ

Theo Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ “Quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc”, đối thoại tại nơi làm việc là việc trao đổi trực tiếp giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) với người lao động (NLĐ) hoặc đại diện tập thể lao động với NSDLĐ nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa NSDLĐ và NLĐ để bảo đảm việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
* Đối thoại tại nơi làm việc là một trong những hình thức cơ bản nhằm thực hiện dân chủ tại nơi làm việc. Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 60/2013/NĐ-CP, trách nhiệm tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc thuộc về NSDLĐ (do NSDLĐ chủ trì), phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở (Ban chấp hành CĐCS hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập CĐCS) thực hiện 03 tháng một lần để trao đổi, thảo luận các nội dung quy định tại Điều 64 của Bộ luật Lao động (năm 2012); khoảng cách giữa hai lần đối thoại định kỳ liền kề tối đa không quá 90 ngày...
* Việc bầu đại diện tập thể NLĐ tham gia thành viên đối thoại là một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị NLĐ. Theo Điều 11 Nghị định 60/2013/NĐ-CP quy định số lượng, thành phần, tiêu chuẩn thành viên tham gia đối thoại định kỳ tại nơi làm việc được quy định như sau:
- Mỗi bên tham gia đối thoại quyết định số lượng thành viên đại diện của mình tham gia đối thoại; số lượng thành viên đại diện mỗi bên phải có ít nhất là 03 người.
- Thành phần tham gia đối thoại, gồm:
+ NSDLĐ hoặc người được NSDLĐ ủy quyền hợp pháp và các thành viên đại diện cho bên NSDLĐ do NSDLĐ cử;
+ Ban chấp hành CĐCS hoặc đại diện Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập CĐCS và các thành viên đại diện cho bên tập thể NLĐ do hội nghị NLĐ bầu;
- Tiêu chuẩn thành viên tham gia đối thoại định kỳ được quy định cụ thể trong quy chế đối thoại định kỳ tại nơi làm việc của doanh nghiệp.
* Về số lượng thành viên bên tập thể NLĐ tham gia đối thoại định kỳ, được hướng dẫn cụ thể tại văn bản s1499/HD-TLĐ ngày 21/9/2015 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam như sau: Thành viên tham gia đối thoại gồm “thành viên đương nhiên” và “thành viên bầu”. Trong đó:
- Thành viên đương nhiên là toàn bộ Ban chấp hành CĐCS.
- Thành viên bầu tại Hội nghị NLĐ là thành viên do Ban chấp hành CĐCS lựa chọn trên cơ sở đề xuất từ NLĐ ở các phân xưởng, tổ, đội sản xuất. Tùy theo quy mô, số lượng lao động của doanh nghiệp mà Ban chấp hành CĐCS có thể đề nghị số lượng bầu từ 30% đến 50% so với tổng số Ủy viên Ban chấp hành CĐCS.
* Nội dung chi tiết khác, xem tại Nghị định số 60/2013/NĐ-CP và Hướng dẫn số 1499/HD-TLĐ ngày 21/9/2015.   
Nguyễn Thái

Tin cùng chuyên mục