Công đoàn Ngân Hàng Việt Nam

Thứ tư, 20/11/2024 | 05:36

Trao đổi kinh nghiệm

Điểm mới trong Bộ luật Lao động 2019 áp dụng từ 2021

15/09/2020

Bộ luật lao động 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2021):có một số điểm mới người lao động cần biết để tự bảo vệ quyền lợi bản thân.

Bộ luật lao động 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2021):có một số điểm mới người lao động cần biết để tự bảo vệ quyền lợi bản thân.
1. Quy định mới về hợp đồng lao động
Bộ luật Lao động 2019 quy định nhiều điểm thay đổi quan trọng về hợp đồng lao động (HĐLĐ), cụ thể:
- Tăng tính nhận diện các quan hệ lao động diễn ra trên thực tế.
- Chấp nhận HĐLĐ được thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu.
- Không còn loại HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định.
- Không áp dụng thử việc đối với HĐLĐ dưới 01 tháng.
- Thêm 2 trường hợp tạm hoãn HĐLĐ.
- Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần lý do.
- Bổ sung quy định về những trường hợp được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần báo trước.
- 2 trường hợp người sử dụng lao động (NSDLĐ) có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần báo trước.
- Quy định hợp lý về thời gian giải quyết và trách nhiệm của 2 bên khi chấm dứt HĐLĐ.
- Về nội dung bắt buộc phải có trong HĐLĐ, hiện nay chỉ yêu cầu phải có Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp, từ ngày 1-1-2021, yêu cầu phải có "Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết HĐLĐ bên phía người sử dụng lao động".
2. Quy định mới về lương, thưởng
-  NSDLĐ không được ép người lao động dùng lương mua hàng hóa, dịch vụ của mình/đơn vị khác.
- NSDLĐ phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động vào mỗi lần trả lương.
- Quy định mới về lãi suất khi tính tiền đền bù do chậm trả lương cho người lao động.
- NSDLĐ phải chịu chi phí mở tài khoản cho người lao động nếu trả lương qua ngân hàng.
- Quy định cụ thể Tiền lương ngừng việc khi người lao động phải ngừng việc vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của NSDLĐ hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế.
- Thêm nhiều trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng và hưởng nguyên lương.
- Người lao động được nghỉ 2 ngày dịp Quốc khánh 2/9 và hưởng nguyên lương.
- Người lao động có thể nghỉ việc ngay không cần báo trước nếu không được trả lương đúng hạn.
- Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai có thể được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày và hưởng nguyên lương
3.  Quy định mới về thử việc
- Có thể thoả thuận và ghi nội dung thử việc trong hợp đồng lao động.
- Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
- Thời gian thử việc có thể kéo dài tới 180 ngày với công việc của người quản lý doanh nghiệp.
4. Quy định mới về thời giờ làm việc, nghỉ nghơi
- Quy định chi tiết về việc NSDLĐ phải thông báo cho người lao động biết về thời giờ làm việc.
- Không còn quy định cố định thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Thời gian làm thêm giờ không quá 40 giờ/tháng (hiện hành là không quá 30 giờ/tháng).
- Thêm nhiều trường hợp NSDLĐ được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm.
- Không giới hạn số giờ làm thêm trong trường hợp đặc biệt.
- Người lao động có thể từ chối làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt nếu công việc đó có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động.
- Người lao động sẽ có 2 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 02/9 (hiện hành 01 ngày nghỉ).
- Thêm nhiều trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng, hưởng nguyên lương.
- Người lao độngcao tuổi được thỏa thuận với NSDLĐ về việc rút ngắn thời giờ làm việc (hiện hành do NSDLĐ quyết định).
- Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai có thể được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày (Hiện hành, lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07 thì mới được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương).
- NSDLĐ có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm của người lao động (hiện tại không quy định đây là trách nhiệm của NSDLĐ).
- Thêm nhiều công việc đặc biệt được quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi riêng.
5. Quy định mới về kỷ luật lao động
- Thay đổi trong khái niệm "kỷ luật lao động".
- NSDLĐ phải ban hành nội quy lao động (Hiện hành chỉ quy định "NSDLĐ sử dụng từ 10 NLĐ trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản).
- Một số quy định mới về những nội dung chủ yếu trong nội quy lao động.
- Luật hóa nội dung "sử dụng dưới 10 lao động không phải đăng ký nội quy lao động".
- Khi xử lý kỷ luật với người lao động chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật (Hiện hành quy định trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật).
- Khi hết thời gian không được xử lý kỷ luật mà trường hợp còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày sẽ được kéo dài thời hiệu (hiện hành phải xử lý ngay,không được kéo dài)
- Thêm trường hợp NSDLĐ được sa thải người lao động là trường hợp "NLĐ có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động".
- Một số điểm mới trong quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động.
6.  Quy định mới trong giải quyết tranh chấp lao động
- Điểm mới trong Khái niệm và các loại tranh chấp lao động.
- Số lượng trọng tài viên lao động của Hội đồng trọng tài lao động ít nhất là 15 người (Hiện hành quy định "Số lượng thành viên Hội đồng trọng tài lao động là số lẻ và không quá 07 người).
- Hội đồng trọng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
- Các tranh chấp lao động cá nhân không bắt buộc phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết .
- Điểm mới trong quy định về Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động.
- Điểm mới về Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Hội đồng trọng tài lao động.
- Điểm mới về Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền.
- Điểm mới về Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền.
- Các Trường hợp người lao động có quyền đình công.
- Quy định mới về các trường hợp đình công bất hợp pháp.
T.Ngôn (Người Lao động)

Tin cùng chuyên mục