Công đoàn Ngân Hàng Việt Nam

Thứ sáu, 02/05/2025 | 10:46

Tài liệu

Tài liệu tham khảo cuộc thi trực tuyến "Cán bộ công đoàn ngân hàng hiểu biết pháp luật, vững tin hội nhập"

05/05/2022

Để tạo thuận lợi cho đoàn viên, người lao động tra cứu thông tin để tham gia cuộc thi, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam giới thiệu một số tài liệu tham khảo.

Để tạo thuận lợi cho đoàn viên, người lao động tra cứu thông tin để tham gia cuộc thi, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam giới thiệu một số tài liệu tham khảo.
Tải bộ câu hỏi và đáp án về Điều lệ và hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII TẠI ĐÂY.
Tải bộ câu hỏi và đáp án về Luật Công đoàn 2012 TẠI ĐÂY.
Tải bộ câu hỏi và đáp án về Luật Bảo hiểm xã hội TẠI ĐÂY.
Tải bộ câu hỏi và đáp án về Bộ Luật Lao động 2019 TẠI ĐÂY.

TỔNG HỢP CÂU HỎI VỀ ĐIỀU LỆ VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH ĐIỀU LỆ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM KHÓA XII
Câu 1. Theo quy định của Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam khoá XII, những trường hợp nào sau đây bắt buộc sử dụng Huy hiệu Công đoàn Việt Nam?
A. Đại hội, hội nghị công đoàn các cấp.
B. Lễ kết nạp đoàn viên, lễ thành lập tổ chức công đoàn.
C. Lễ kỷ niệm ngày truyền thống cua tổ chức Công đoàn Việt Nam.
D. Tất cả các phương án trên.
Đáp án: D (Khoản 1.2, Điều 1, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 2. Đâu là tên bài hát truyền thống của Công đoàn Việt Nam được quy định trong Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam khoá XII?
A. Công đoàn ca.
B. Hãy hát lên bài ca công đoàn.
C. Công nhân Việt Nam.
D. Hành khúc công nhân.
Đáp án: B (Khoản 2.1, Điều 2, Hướng dẫn thi thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 3. Nhạc sỹ nào sáng tác bài hát truyền thống của Công đoàn Việt Nam?
A. Lê Tú Anh.
B. Đỗ Hồng Quân.
C. Phạm Trọng Cầu.
D. Văn Cao.
Đáp án: A (Khoản 2.1, Điều 2, Hướng dẫn thi thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 4. Đối tượng nào sau đây không kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam?
A. Người lao động làm công hưởng lương đang làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã.
B. Người lao động đang làm việc trong các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
C. Người lao động tự do, hợp pháp thuộc khu vực lao động phi chính thức.
D. Người nước ngoài lao động tại Việt Nam.
Đáp án: D (Điểm a, Khoản 3.2, Điều 3, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 5. Đối tượng nào sau đây được gia nhập vào tổ chức Công đoàn Việt Nam?
A. Thành viên hội đồng thành viên, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
B. Xã viên trong các hợp tác xã nông nghiệp.
C. Hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
D. Người lao động tự do, hợp pháp thuộc khu vực lao động phi chính thức.
Đáp án: D (Điểm d, Khoản 3.1, Điều 3, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 6. Sử dụng thẻ công đoàn trong các trường hợp nào sao đây?
A. Biểu quyết tại đại hội, hội nghị của tổ chức công đoàn khi cần thiết.
B. Xuất trình thẻ đoàn viên khi chuyển sinh hoạt công đoàn.
C. Khi sử dụng dịch vụ từ các thiết chế công đoàn.
D. Tất cả các phương án trên.
Đáp án: D (Khoản 4.2, Điều 4, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 7. Các đối tượng nào sau đây là cán bộ công đoàn?
A. Tổ trưởng, tổ phó công đoàn.
B. Ủy viên ban chấp hành, ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp.
C. Thành viên các ban quần chúng của công đoàn các cấp thông qua bầu cử hoặc cấp công đoàn có thẩm quyền chỉ định.
D. Tất cả phương án trên.
Đáp án: D (Khoản 5.1, Điều 5, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 8. Những đối tượng nào sau đây không được kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch công đoàn cơ sở?
A. Người giữ chức vụ tổng giám đốc, giám đốc doanh nghiệp nhà nước.
B. Thủ trưởng các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp khu vực nhà nước.
C. Phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
D. Tất cả phương án trên.
Đáp án: D (Khoản 5.3, Điều 5, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 9. Hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam có mấy cấp?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Đáp án: B (Điều 7, Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 10. Có mấy hình thức tổ chức của công đoàn cơ sở?
A. 02 hình thức.
B. 03 hình thức.
C. 04 hình thức.
D. 05 hình thức.
Đáp án: C (Khoản 3, Điều 13, Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 11. Có mấy hình thức tổ chức của nghiệp đoàn cơ sở?
A. 02 hình thức.
B. 03 hình thức.
C. 04 hình thức.
D. 05 hình thức.
Đáp án: (Khoản 3, Điều 13, Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 12. Đại hội công đoàn cơ sở được tổ chức theo nhiệm kỳ?
A. 2 năm 1 lần.
B. 3 năm 1 lần.
C. 5 năm 2 lần.
D. 5 năm 1 lần.
Đáp án: D (Khoản 2, Điều 8, Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 13. Đại hội, hội nghị công đoàn các cấp hợp lệ khi nào?
A. Khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên được triệu tập tham dự.
B. Khi có hơn 2/3 tổng số thành viên được triệu tập tham dự.
C. Khi có ít nhất 1/2 tổng số thành viên được triệu tập tham dự.
D. Khi có hơn 1/2 tổng số thành viên được triệu tập tham dự.
Đáp án: A (Khoản 1, Điều 10, Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 14. Thành phần đại biểu chính thức của đại hội đại biểu gồm thành phần nào sau đây?
A. Ủy viên ban chấp hành đương nhiệm.
B. Đại biểu do công đoàn cấp dưới bầu lên.
C. Đại biểu chỉ định.
D. Tất cả các phương án trên.
Đáp án: D (Khoản 4, Điều 8, Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 15. Công tác bầu cử nào sau đây không được áp dụng hình thức biểu quyết giơ tay?
A. Bầu đoàn chủ tịch, đoàn thư ký.
B. Bầu ban thẩm tra tư cách đại biểu.
C. Bầu ban bầu cử.
D. Bầu đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên.
Đáp án: D (Điểm a, Khoản 2, Điều 10, Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 16. Công tác bầu cử nào sau đây được áp dụng hình thức biểu quyết giơ tay?
A. Bầu ban chấp hành và các chức danh của ban chấp hành công đoàn các cấp.
B. Bầu ủy ban kiểm tra và các chức danh của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp.
C. Bầu đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên.
D. Bầu ban bầu cử.
Đáp án: D (Điểm b, Khoản 2, Điều 10, Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 17. Công tác bầu cử nào sau đây phải bầu bằng phiếu kín?
A. Bầu tổ trưởng, tổ phó công đoàn.
B. Bầu đoàn chủ tịch, đoàn thư ký đại hội.
C. Bầu ban thẩm tra tư cách đại biểu.
D. Bầu ban bầu cử.
Đáp án: A (Điểm a, Khoản 2, Điều 10, Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 18. Người trúng cử phải có số phiếu bầu đạt tỷ lệ bao nhiêu?
A. Quá 1/2 so với tổng số phiếu thu về và theo nguyên tắc lấy từ cao xuống thấp. 
B. Quá 2/3 so với tổng số phiếu thu về và theo nguyên tắc lấy từ cao xuống thấp.
C. Quá 1/2 so với tổng số phiếu thu về.
D. Quá 2/3 so với tổng số phiếu thu về.
Đáp án: A (Khoản 3, Điều 10, Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 19. Thời gian hoạt động của ban chấp hành lâm thời công đoàn?
A. Không quá 6 tháng.
B. Không quá 9 tháng.
C. Không quá 12 tháng.
D. Không quá 24 tháng.
Đáp án: C (Điểm b, Khoản 1, Điều 11, Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 20. Theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam khoá XII, khi có đề nghị của công đoàn cấp dưới, công đoàn cấp trên có thể điều chỉnh kéo dài thời gian hoạt động của ban chấp hành lâm thời trong bao lâu?
A. Tối đa không quá 12 tháng.
B. Tối đa không quá 24 tháng.
C. Tối đa không quá 30 tháng.
D. Tối đa không quá 36 tháng.
Đáp án: C (Điểm b, Khoản 1, Điều 11, Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 21. Số lượng bổ sung ủy viên ban chấp hành trong nhiệm kỳ đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên là bao nhiêu?
A. Không vượt quá 1/2 số lượng ủy viên ban chấp hành đã được đại hội quyết định.
B. Không vượt quá 1/3 số lượng ủy viên ban chấp hành đã được đại hội quyết định.
C. Không vượt quá 2/3 số lượng ủy viên ban chấp hành đã được đại hội quyết định.
D. Không vượt quá 3/4 số lượng ủy viên ban chấp hành đã được đại hội quyết định.
Đáp án: A (Khoản 4, Điều 11, Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 22. Số lượng bổ sung ủy viên ban chấp hành trong nhiệm kỳ đối với công đoàn cơ sở là bao nhiêu?
A. Không vượt quá 1/2 số lượng ủy viên ban chấp hành đã được đại hội quyết định.
B. Không vượt quá 1/3 số lượng ủy viên ban chấp hành đã được đại hội quyết định.
C. Không vượt quá 2/3 số lượng ủy viên ban chấp hành đã được đại hội quyết định.
D. Không vượt quá 3/4 số lượng ủy viên ban chấp hành đã được đại hội quyết định.
Đáp án: C (Khoản 4, Điều 11, Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 23. Ban chấp hành công đoàn có từ bao nhiêu ủy viên trở lên thì được bầu ban thường vụ?
A. 7 
B. 9 
C. 11
D. 13
Đáp án: B (Điểm e, Khoản 7, Điều 11, Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 24. Nơi không có ban thường vụ, ban chấp hành họp định kỳ mấy tháng một lần?
A. 2 tháng 1 lần.
B. 3 tháng 1 lần.
C 4 tháng 1 lần.
D. 6 tháng 1 lần.
Đáp án: B (Khoản 8, Điều 11, Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 25. Số lượng ủy viên ban thường vụ công đoàn các cấp được bầu có số lượng là bao nhiêu so với số ủy viên ban chấp hành?
A. Không quá 1/2 tổng số ủy viên ban chấp hành.
B. Không quá 1/3 tổng số ủy viên ban chấp hành.
C. Không quá 2/3 tổng số ủy viên ban chấp hành.
D. Tất cả phương án trên đều sai.
Đáp án: B (Khoản 1, Điều 12, Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 26. Ban thường vụ công đoàn các cấp họp đình kỳ mấy tháng 1 lần?
A. 1 tháng 1 lần.
B. 2 tháng 1 lần.
C. 3 tháng 1 lần.
D. 6 tháng 1 lần.
Đáp án: B (Khoản 7, Điều 12, Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 27. Thường trực ban thường vụ, ban chấp hành (nơi không có ban thường vụ) gồm những ai?
A. Chủ tịch và các phó chủ tịch.
B. Chủ tịch.
C. Các phó chủ tịch.
D. Tất cả phương án trên đều sai.
Đáp án: A (Khoản 4, Điều 12, Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 28. Đối tượng nào sau đây được tổ chức đại hội đại biểu?
A. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên.
B. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có từ 200 đoàn viên trở lên.
C. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn có dưới 200 đoàn viên nhưng hoạt động phân tán, lưu động, khó khăn trong việc tổ chức đại hội toàn thể và khi được công đoàn cấp tren trực tiếp đồng ý.
D. Tất cả phương án trên.
Đáp án: D (Điểm a, Khoản 6.4, Điều 6, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 29. Đối tượng nào sau đây được tổ chức đại hội toàn thể đoàn viên?
A. Công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận có dưới 200 đoàn viên.
B. Công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận có dưới 250 đoàn viên.
C. Công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận có dưới 300 đoàn viên.
D. Công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận có dưới 350 đoàn viên.
Đáp án: A (Điểm b, Khoản 6.4, Điều 6, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 30. Trường hợp cần tăng số lượng đại biểu chính thức vượt quá quy định, được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý nhưng không quá bao nhiêu phần trăm?
A. 5%
B. 10%
C. 12%
D. 15%
Đáp án: B (Điểm e, Khoản 6.5, Điều 6, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 31. Số lượng thành viên danh dự tham gia đoàn chủ tịch đại hội?
A. Không quá 1/2 tổng số thành viên đoàn chủ tịch.
B. Không quá 1/3 tổng số thành viên đoàn chủ tịch.
C. Không quá 1/4 tổng số thành viên đoàn chủ tịch.
D. Không quá 1/5 tổng số thành viên đoàn chủ tịch.
Đáp án: D (Điểm b, Khoản 6.8, Điều 6, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 32. Các đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đại biểu đại hội gửi trước ngày đại hội, hội nghị chính thức khai mạc bao nhiêu lâu thì được Ban Thẩm tra tư cách đại biểu xem xét giải quyết?
A. 7 ngày (tính từ ngày nhận được đơn, thư).
B. 15 ngày (tính từ ngày nhận được đơn, thư).
C. 20 ngày (tính từ ngày nhận được đơn, thư).
D. 30 ngày (tính từ ngày nhận được đơn, thư).
Đáp án: D (Điểm d, Khoản 6.8, Điều 6, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 33. Các trường hợp nào sau đây thì công đoàn cơ sở sẽ tổ chức hội nghị đại biểu, hội nghị toàn thể?
A. Công đoàn cơ sở thay đổi cơ bản về nhiệm vụ so với nghị quyết đại hội đề ra do đơn vị chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi nội dung hoạt động.
B. Khi khuyết quá 2/3 tổng số ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở mà ban chấp hành chưa kịp tổ chức bầu bổ sung.
C. Có 2/3 số ủy viên ban chấp hành bị tổ chức công đoàn xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
D. Tất cả phương án trên.
Đáp án: D (Khoản 7.1, Điều 7, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 34. Ban thường vụ, chấp hành (nơi không có ban thường vụ) được phép hủy phiếu bầu cử trong trường hợp nào sau đây?
A. Sau 1 tháng, nếu không có khiếu nại, tố cáo về kết quả bầu cử.
B. Sau 3 tháng, nếu không có khiếu nại, tố cáo về kết quả bầu cử.
C. Sau  6 tháng, nếu không có khiếu nại, tố cáo về kết quả bầu cử.
D. Sau 12 tháng, nếu không có khiếu nại, tố cáo về kết quả bầu cử.
Đáp án: C (Điểm e, Khoản 8.6, Điều 8, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 35. Phiếu bầu cử và các tài liệu liên quan được lưu trữ trong thời hạn bao lâu?
A. 3 tháng kể từ ngày bầu cử.
B. 6 tháng kể từ ngày bầu cử.
C. 12 tháng kể từ ngày bầu cử.
D. 36 tháng kể từ ngày bầu cử.
Đáp án: B (Điểm đ, Khoản 8.6, Điều 8, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 36. Theo quy định của Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam khoá XII, ban chấp hành công đoàn cơ sở (trừ nơi có từ 3.000 đoàn viên trở lên) có số lượng là bao nhiêu?
A. Từ 03 đến 07 ủy viên.
B. Từ 03 đến 09 ủy viên.
C. Từ 03 đến 11 ủy viên.
D. Từ 03 đến 15 ủy viên.
Đáp án: D (Điểm a, Khoản 9.1, Điều 9, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 37. Theo quy định của Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam khoá XII, ban chấp hành công đoàn cơ sở thành viên có số lượng là bao nhiêu?
A. Từ 03 đến 07 ủy viên.
B. Từ 03 đến 09 ủy viên.
C. Từ 03 đến 11 ủy viên.
D. Từ 03 đến 15 ủy viên.
Đáp án: D (Điểm a, Khoản 9.1, Điều 9, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 38. Theo quy định của Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam khoá XII, ban chấp hành công đoàn bộ phận có số lượng là bao nhiêu?
A. Từ 03 đến 07 ủy viên.
B. Từ 03 đến 09 ủy viên.
C. Từ 03 đến 11 ủy viên.
D. Từ 03 đến 15 ủy viên.
Đáp án: A (Điểm a, Khoản 9.1, Điều 9, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 39. Theo quy định của Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam khoá XII, ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có số lượng là bao nhiêu?
A. Không quá 19 ủy viên.
B. Không quá 21 ủy viên.
C. Không quá 25 ủy viên.
D. Không quá 27 ủy viên.
Đáp án: D (Điểm b, Khoản 9.1, Điều 9, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 40. Thời hạn phải tổ chức hội nghị ban chấp hành lần thứ nhất?
A. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày bế mạc đại hội.
B. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày bế mạc đại hội.
C. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bế mạc đại hội.
D. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bế mạc đại hội.
Đáp án: C (Khoản 10.1, Điều 10, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 41. Trình tự bầu cử tại hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành nào đúng (theo thứ tự lần lượt, trước sau)?
A. Bầu ban thường vụ (nếu có); bầu chủ tịch (nếu không bầu trực tiếp tại đại hội), bầu phó chủ tịch; bầu ủy ban kiểm tra; bầu chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
B. Bầu ban thường vụ (nếu có); bầu ủy ban kiểm tra; bầu chủ tịch (nếu không bầu trực tiếp tại đại hội), bầu phó chủ tịch; bầu chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
C. Bầu chủ tịch (nếu không bầu trực tiếp tại đại hội), bầu phó chủ tịch; bầu chủ nhiệm ủy ban kiểm tra; bầu ban thường vụ (nếu có); bầu ủy ban kiểm tra.
D. Không có phương án đúng.
Đáp án: A (Khoản 10.2, Điều 10, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 42. Sau thời gian bao lâu ban thường vụ, ban chấp hành (nơi không có ban thường vụ) phải báo cáo công đoàn cấp trên trực tiếp để xem xét, công nhận ban chấp hành và các chức danh của ban chấp hành?
A. Chậm nhất 10 ngày sau khi tiến hành bầu cử.
B. Chậm nhất 15 ngày sau khi tiến hành bầu cử.
C. Chậm nhất 10 ngày làm việc sau khi tiến hành bầu cử.
D. Chậm nhất 15 ngày làm việc sau khi tiến hành bầu cử.
Đáp án: C (Điểm a, Khoản 10.6, Điều 10, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 43. Trong thời hạn bao lâu công đoàn cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xem xét và ra quyết định công nhận ban chấp hành và các chức danh trong ban chấp hành theo đề nghị của công đoàn cấp dưới?
A. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị công nhận.
B. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị công nhận.
C. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị công nhận.
D. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị công nhận.
Đáp án: C (Điểm d, Khoản 12.4, Điều 10, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 44. Điều kiện tối thiểu để thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở là gì?
A. Có ban vận động thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.
B. Có từ 05 đoàn viên hoặc người lao động trở lên có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn.
C. Được sự đồng ý của công đoàn cấp trên về việc thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.
D. Cả 3 phương án trên.
Đáp án: B (Khoản 1, Điều 13, Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 45. Thành phần tham dự Đại hội thành lập công đoàn cơ sở gồm có?
A. Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở.
B. Người lao động đang làm việc tại đơn vị sử dụng lao động đã là đoàn viên hoặc chưa là đoàn viên có đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam.
C. Đại diện công đoàn cấp trên, người sử dụng lao động và các thành phần khác (nếu có).
D. Cả 3 phương án trên.
Đáp án: D (Điểm a, Khoản 12.2, Điều 12, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 46. Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do đơn ai quyết định thành lập?
A. Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
B. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
C. Ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương.
D. Cả 3 đáp án trên đều sai.
Đáp án: B (Khoản 1, Điều 19, Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 47. Công đoàn ngành địa phương do ai quyết định thành lập?
A. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
B Công đoàn ngành trung ương.
C. Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
D. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Đáp án: C (Khoản 3, Điều 19, Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 48. Công đoàn ngành trung ương do ai quyết định giải thể?
A. Ban cán sự Đảng bộ, ngành.
B. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
C. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định.
D. Cả 3 đáp án trên đều sai.
Đáp án: C (Khoản 1, Điều 20, Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 49. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở có tối thiểu bao nhiêu nữ đoàn viên thì được thành lập ban nữ công quần chúng?
A. 10 nữ đoàn viên trở lên.
B. 15 nữ đoàn viên trở lên.
C. 20 nữ đoàn viên trở lên.
D. 30 nữ đoàn viên trở lên.
Đáp án: A (Khoản 18.2, Điều 18, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 50. Công tác nữ công là nhiệm vụ của ai?
A. Là nhiệm vụ của ban chấp hành công đoàn mỗi cấp.
B. Là nhiệm vụ của ban thường vụ công đoàn mỗi cấp.
C. Là nhiệm vụ của ban nữ công công đoàn.
D. Là nhiệm vụ của Chủ tịch công đoàn mỗi cấp.
Đáp án: A (Điều 24, Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 51. Tài chính công đoàn được quản lý theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn, trách nhiệm của các cấp công đoàn.
B. Quản lý một cách có hệ thống.
C. Thu ít hơn chi.
D. Tất cả các phương án trên.
Đáp án: A (Điểm a, Khoản 3, Điều 26, Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 52. Tài chính của công đoàn gồm các nguồn thu nào?
A. Kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn.
B. Kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn, thu khác.
C. Đoàn phí công đoàn, kinh phí công đoàn, ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ, thu khác.
D. Đoàn phí công đoàn, kinh phí công đoàn, ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ.
Đáp án: C (Khoản 1, Điều 26, Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 53. Các khoản chi tài chính công đoàn cơ sở?
A. Chi trực tiếp chăm lo, bảo vệ, đào tạo, tuyên truyền, chi khác cho đoàn viên và người lao động.
B. Chi quản lý hành chính.
C. Chi lương, phụ cấp cán bộ công đoàn chuyên trách và phụ cấp cán bộ công đoàn.
D. Tất cả các phương án trên.
Đáp án: D (Khoản 2, Điều 26, Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 54. Công tác kiểm tra, giám sát của công đoàn là nhiệm vụ của cơ quan nào nhằm đảm bảo thực hiện Điều lệ, nghị quyết và các quy định của tổ chức công đoàn?
A. Ban chấp hành công đoàn mỗi cấp.
B. Ban thường vụ công đoàn mỗi cấp.
C. Ban thường vụ và ban chấp hành công đoàn mỗi cấp.
D. Ban thường vụ hoặc ban chấp hành công đoàn mỗi cấp.
Đáp án: A (Điều 28, Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 55. Quy định nào sau đây là đúng?
A. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn có dưới 30 đoàn viên thì cử 01 ủy viên ban chấp hành công đoàn làm công tác kiểm tra; công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận không có ủy ban kiểm tra.
B. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên và công đoàn bộ phận có dưới 30 đoàn viên thì cử 01 ủy viên ban chấp hành công đoàn làm công tác kiểm tra.
C. Công đoàn cơ sở có dưới 30 đoàn viên thì cử 01 ủy viên ban chấp hành công đoàn làm công tác kiểm tra; nghiệp đoàn cơ sở công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận không có ủy ban kiểm tra.
D. Tất cả các công đoàn cơ sở đều được bầu ủy ban kiểm tra.
Đáp án: A (Điểm b, Khoản 4, Điều 29, Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 56. Công đoàn cơ sở có từ bao nhiêu đoàn viên thì được bầu ủy ban kiểm tra?
A. 15 đoàn viên trở lên
B. 20 đoàn viên trở lên.
C. 30 đoàn viên trở lên.
D. 50 đoàn viên trở lên.
Đáp án: C (Khoản 21.1, Điều 21, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 57. Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở có bao nhiêu ủy viên?
A. Không quá 03 ủy viên.
B Không quá 05 ủy viên.
C. Không quá 07 ủy viên.
D. Không qua 09 ủy viên.
Đáp án: C (Điểm a, Khoản 21.2, Điều 21, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 58. Ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có bao nhiêu ủy viên?
A. Không quá 05 ủy viên.
B. Không quá 07 ủy viên.
C. Không quá 09 ủy viên.
D. Không quá 11 ủy viên
Đáp án: C (Điểm b, Khoản 21.2, Điều 21, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 59. Ủy ban kiểm tra công đoàn ngành trung ương có bao nhiêu ủy viên?
A. Không quá 09 ủy viên.
B. Không quá 11 ủy viên.
C. Không quá 13 ủy viên.
D. Không quá 15 ủy viên.
Đáp án: B (Điểm c, Khoản 21.2, Điều 21, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 60. Số lượng ủy viên ban chấp hành công đoàn cùng cấp tham gia ủy ban kiểm tra không vượt quá bao nhiêu so với tổng số ủy viên ủy ban kiểm tra?
A. Không quá 1/3.
B. Không quá 1/2.
C. Không quá 1/4.
D. Không quy định tỷ lệ
Đáp án: A (Khoản 3, Điều 29, Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 61. Đối tượng không được cơ cấu tham gia ủy ban kiểm tra công đoàn cùng cấp bao gồm?
A. Chủ tài khoản; người được ủy quyền chủ tài khoản; kế toán trưởng; trưởng, phó ban tài chính công đoàn.
B. Chủ tài khoản; người được ủy quyền chủ tài khoản và cán bộ làm công tác kế toán, tài chính công đoàn.
C. Trưởng và Phó Ban tài chính Công đoàn.
D. Chủ tài khoản và Trưởng, Phó Ban Tài chính Công đoàn.
Đáp án: A (Điểm c, Khoản 21.3, Điều 21, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 62. Con dấu và giấy tờ liên quan đến con dấu ủy ban kiểm tra công đoàn cấp ngành do đơn vị nào quản lý?
A. Ủy ban kiểm tra công đoàn cấp ngành.
B. Cơ quan công đoàn cùng cấp.
C. Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn cấp ngành.
D. Một trong ba phương án trên đều được.
Đáp án: B (Khoản 23.3, Điều 23, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 63. Có mấy hình thức xử lý kỷ luật đối với tổ chức công đoàn, tập thể ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp?
A. 2
B. 3
C. 4
D: Không có hình thức kỷ luật cụ thể.
Đáp án: B (Điểm a, Khoản 2, Điều 33, Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 64. Có mấy hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ công đoàn?
A. 2
B. 3
C. 4
D: Không có hình thức kỷ luật cụ thể.
Đáp án: C (Điểm b, Khoản 2, Điều 33, Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 65. Có mấy hình thức xử lý kỷ luật đối với đoàn viên công đoàn?
A. 2
B. 3
C. 4
D: Không có hình thức kỷ luật cụ thể.
Đáp án: B (Điểm c, Khoản 2, Điều 33, Điều lệ Công đoàn Việt Nam)
Câu 66. Sau thời gian bao lâu kể từ khi có quyết định kỷ luật, nếu đoàn viên hoặc cán bộ công đoàn bị kỷ luật có tiến bộ, không tái phạm thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực?
A. 01 năm.
B. 02 năm.
C. 03 năm.
D. 05 năm.
Đáp án: A (Khoản 25.5, Điều 25, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam)

TỔNG HỢP CÂU HỎI VỀ LUẬT CÔNG ĐOÀN 2012
Câu 1. Luật Công đoàn năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày, tháng, năm nào?
A. Ngày 01/01/2013
B. Ngày 01/02/2013
C. Ngày 01/03/2013
D. Ngày 01/04/2013
Đáp án: A (Điều 32, Luật Công đoàn năm 2012)
Câu 2. Luật Công đoàn năm 2012 quy định hệ thống tổ chức công đoàn như thế nào?
A. Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất có các cấp sau đây: Cấp Trung ương (Tổng Liên đoàn), cấp tỉnh, ngành trung ương, cấp trên trực tiếp cơ sở, cấp cơ sở.
B. Hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam gồm 04 cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
C. Hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam gồm 04 cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam và bao gồm công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận và tổ công đoàn.
D. Hệ thống tổ chức công đoàn gồm có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và công đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Đáp án: D (Điều 7, Luật Công đoàn năm 2012)
Câu 3. Luật Công đoàn năm 2012 quy định những hành vi nào bị nghiêm cấm?
A. Cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền Công đoàn.
B. Phân biệt đối xửa hoặc có hành vi gây bất lợi đối với người lao động vì lý do thành lập và hoạt động công đoàn.
C. Sử dụng biện pháp kinh tế hoặc biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức và hoạt động công đoàn; lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
D. Tất các các nội dung trên.
Đáp án: D (Điều 9, Luật Công đoàn năm 2012)
Câu 4. Mối quan hệ giữa Công đoàn với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Điều 20 là mối quan hệ như thế nào?
A. Mối quan hệ lợi ích
B. Mối quan hệ bình đẳng cùng có lợi
C. Mối quan hệ hợp tác, phối hợp
D. Mối quan hệ cùng phát triển
Đáp án: C (Điều 20 , Luật Công đoàn năm 2012)
Câu 5. Cán bộ công đoàn không chuyên trách là Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở được sử dụng bao nhiêu giờ trong 1 tháng để làm công tác công đoàn?
A. 06 giờ
B. 08 giờ
C. 12 giờ
D. 24 giờ
Đáp án: D (Khoản 2, Điều 24, Luật Công đoàn năm 2012)
Câu 6. Cán bộ công đoàn không chuyên trách là Ủy viên ban chấp hành, tổ trưởng, tổ phó công đoàn được sử dụng bao nhiêu giờ trong 1 tháng để làm công tác công đoàn?
A. 04 giờ
B. 06 giờ
C. 08 giờ
D. 12 giờ
Đáp án: D (Khoản 2, Điều 24, Luật Công đoàn năm 2012)
Câu 7. Trường hợp hợp đồng lao động, hợp động làm việc của cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ hết hạn thì được thực hiện như thế nào?
A. Gia hạn thêm 03 tháng
B. Gia hạn thêm 06 tháng
C. Gia hạn thêm 01 năm
D. Gia hạn đến hết nhiệm kỳ
Đáp án: D (Khoản 1, Điều 25 Luật Công đoàn năm 2012)
Câu 8. Tài chính công đoàn gồm các nguồn thu nào sau đây?
A. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
B. Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
C. Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ.
D. Cả 3 nội dung trên.
Đáp án: (Điều 26, Luật Công đoàn năm 2012)
Câu 9. Trách nhiệm của Nhà nước đối với Công đoàn
A. Bảo đảm, hỗ trợ, tạo điều kiện cho Công đoàn thực hiện chức năng, quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
B. Lấy ý kiến của Công đoàn khi xây dựng chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.
C. Phối hợp và tạo điều kiện để Công đoàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
D. Cả 3 nội dung trên.
Đáp án: D (Điều 21, Luật Công đoàn năm 2012)
Câu 10. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với Công đoàn
A. Tạo điều kiện cho người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
B. Phối hợp với công đoàn cùng cấp xây dựng, ban hành và thực hiện quy chế phối hợp hoạt động.
C. Thừa nhận và tạo điều kiện để công đoàn cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
D. Cả 3 nội dung trên.
Đáp án: D (Điều 22, Luật Công đoàn năm 2012)

TỔNG HỢP CÂU HỎI VỀ LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI NĂM 2014
Câu hỏi 1: Luật Bảo hiểm Xã hội được Quốc hội chính thức thông qua năm nào?
a. Năm 2013;
b. Năm 2014;
c. Năm 2015.
Đáp án: b (Điều 125 Luật BHXH 2014).
Câu hỏi 2: Luật Bảo hiểm Xã hội chính thức có hiệu lực thi hành từ khi nào?
a. 01/01/2014;
b. 01/01/2015;
c. 01/01/2016.
Đáp án: c (Điều 124 Luật BHXH 2014).
Câu hỏi 3: Luật BHXH quy định: Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được trợ cấp như thế nào:
a. Một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi;
b. Một lần bằng 1 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con;
c. Hai lần bằng 2 tháng lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi cho mỗi con;
d. Một lần bằng 3 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
Đáp án: a (Điều 38 Luật BHXH 2014)
Câu hỏi 4: Luật BHXH 2014 quy định người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện nào dưới đây?
a. Suy giảm khả năng lao động từ 2% trở lên do bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc.
b. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; trên tuyến đường đi và về tư nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
c. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc.
Đáp án: b (Khoản 1 và Khoản 2, Điều 43 Luật BHXH 2014).
Câu hỏi 5: Theo Luật BHXH 2014 mức hưởng chế độ thai sản được tính như thế nào?
a. Mức hưởng một tháng bằng 70% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề khi nghỉ việc.
b. Mức hưởng một tháng bằng 80% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề khi nghỉ việc.
c. Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ hưởng chế độ thai sản.
Đáp án: c (Khoản 1, Điều 39 Luật BHXH 2014).
Câu hỏi 6: Luật BHXH 2014 quy định mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH như thế nào?
a. Cứ mỗi năm tính bằng 1 tháng lương bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.
b. Cứ mỗi năm tính bằng 1,3 tháng lương bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.
c. Cứ mỗi năm được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014; 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Đáp án: c (Khoản 2, Điều 60 Luật BHXH 2014).
Câu hỏi 7: Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai định kỳ bao nhiêu lần? Mỗi lần bao nhiêu ngày?
a. 05 lần, mỗi lần 01 ngày.
b. 05 lần, mỗi lần 01 ngày, trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai.
c. 06 lần, mỗi lần 01 ngày.
Đáp án: b (Điều 32, Luật BHXH 2014).
Câu hỏi 8: Theo quy định của pháp luật có các chế độ bảo hiểm xã hội hiện hành nào sau đây?
a. Ốm đau, tai nạn lao động, nghỉ mất sức, thai sản, hưu trí, tử tuất;
b. Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, nghỉ mát;
c. Nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ mát, tai nạn lao động, nghỉ hưu;
d. Ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí, tử tuất.
Đáp án: d (Điều 4, Luật BHXH 2014)
Câu hỏi 9: Lao động nữ sinh con, người lao động nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi (nam, nữ) phải đóng BHXH bao nhiêu tháng mới được hưởng chế độ thai sản?
a. Phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng;
b. Phải đóng BHXH từ đủ 5 tháng trở lên trong vòng 12 tháng;
c. Phải đóng BHXH từ đủ 4 tháng trở lên trong vòng 12 tháng;
Đáp án: a (Điều 31 Luật BHXH 2014)
Câu hỏi 10: Mức trợ cấp một lần đối với lao động nữ về hưu được quy định như thế nào?
a. Tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% ;
b. Từ năm thứ 31 trở đi cứ mỗi năm đóng được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH;
c. Trợ cấp tối đa không quá 05 tháng lương;
d. Cả a và b đều đúng;
Đáp án: d (khoản 2 Điều 58 Luật BHXH) 
Câu hỏi 11: Lao động nữ sinh con được trợ cấp một lần bằng mấy lần mức lương cơ sở chung cho mỗi con?
a. Trợ cấp một lần bằng 01 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con;
b. Trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con;
c. Trợ cấp một lần bằng 03 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con;
d. Không được trợ cấp.
Đáp án: b (Điều 38 Luật BHXH 2014).
Câu hỏi 12: Lao động nữ được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp nào sau đây?
a. Lao động nữ mang thai, sinh con;
b. Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
c. Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
d. Tất cả các trường hợp trên.
Đáp án: d (Khoản 1, Điều 31 Luật BHXH 2014).
Câu hỏi 13: Thời gian nào dưới đây được người sử dụng lao động tính vào thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản?
a. Người lao động nữ khám thai;
b. Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện biện pháp triệt sản;
c. Người lao động nữ sẩy thai, nạo, hút thai;
d. Cả 3 phương án trên.
Đáp án: d (Điều 31, Điều 32 và Điều 33 Luật BHXH 2014).
Câu hỏi 14: Lao động nữ trong thời gian mang thai mà ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý thai không bình thường thì được nghỉ bao nhiêu ngày cho mỗi lần khám thai định kỳ?
a. Được nghỉ mỗi lần 01 ngày;
b. Được nghỉ mỗi lần 03 ngày;
c. Được nghỉ mỗi lần 02 ngày.
Đáp án: c (Điều 32 Luật BHXH 2014).
Câu hỏi 15: Lao động nữ sinh đôi trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc theo quy định thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm bao nhiêu lâu?
a. 01 tháng cho mỗi con;
b. 02 tháng cho mỗi con;
c. 03 tháng cho mỗi con.
Đáp án: a (Điều 34 Luật BHXH 2014).
Câu hỏi 16: Trường hợp lao động nữ sau khi sinh, con bị chết được nghỉ như thế nào?
a. Được nghỉ 02 tháng nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên tính từ ngày con chết;
b. Được nghỉ 04 tháng nếu con dưới 02 tháng tuổi tính từ ngày sinh con;
c. Cả a, b đều đúng;
d. Được nghỉ 60 ngày nếu con 50 ngày tuổi tính từ ngày sinh con.
Đáp án: c (Điều 34 Luật BHXH 2014).
Câu hỏi 17: Trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động có phải đóng BHXH không?
a. Người lao động phải đóng;
b. Người sử dụng lao động phải đóng;
c. Cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.
Đáp án: c (Khoản 2, Điều 39 Luật BHXH năm 2014).
Câu hỏi 18: Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm?
a.  30 ngày nếu đóng BHXH dưới 15 năm;
b.  40 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
c.  60 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên;
d. Tất cả các phương án trên;
Đáp án: d (Khoản 1, Điều 26 Luật BHXH 2014).
Câu hỏi 19: Thời gian nghỉ ốm có tính các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần hay không?
a. Thời gian nghỉ ốm chỉ tính theo ngày làm việc;
b. Tính luôn các ngày nghỉ lễ, tết, hàng tuần;
c. Kể cả những ngày nghỉ hàng năm.
Đáp án: a (Khoản 1, Điều 26 Luật BHXH 2014).
Câu hỏi 20: Trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ tham gia BHXH hoặc cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng có được hưởng chế độ thai sản không?
a. Không được hưởng chế độ thai sản;
b. Được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi;
c. Chỉ có người cha được hưởng chế độ thai sản.
Đáp án: b (Điều 34 Luật BHXH 2014).
Câu hỏi 21: Người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày trong một năm khi con ốm đau?
a. Tối đa 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi;
b. Tối đa 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi;
c. Cả a, b đều đúng.
Đáp án: c (Khoản 1, Điều 27 Luật BHXH 2014).
Câu hỏi 22: Trường hợp cả cha lẫn mẹ đều tham gia BHXH, nếu người mẹ đã hết thời hạn hưởng chế độ con ốm đau mà con vẫn còn ốm thì người cha có được hưởng chế độ con ốm không?
a. Người cha vẫn được hưởng chế độ con ốm trong năm làm việc;
b. Không được hưởng do mẹ đã hưởng hết chế độ con ốm;
c. Cả 2 phương án trên.
Đáp án: a (Khoản 2, Điều 24 Luật BHXH 2014).
Câu hỏi 23: Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Hỏi thời gian nghỉ việc tối đa được Luật BHXH năm 2014 quy định như thế nào?
a. 05 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai; 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
b. 06 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai; 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
c. 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai; 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
Đáp án: c (Khoản 1, Điều 37 Luật BHXH năm 2014).
Câu hỏi 24: Từ năm 2020, khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì điều kiện để hưởng lương hưu là gì?
a. Người lao động nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
b. Người lao động nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
c. cả a và b đều đúng
Đáp án: a (Điều 55 Luật BHXH năm 2014).

TỔNG HỢP CÂU HỎI VỀ BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019
Câu hỏi 1: Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày/tháng/năm nào dưới đây?
a. Ngày 01 tháng 01 năm 2020;
b. Ngày 01 tháng 5 năm 2020;
c. Ngày 01 tháng 01 năm 2021;
d. Ngày 01 tháng 5 năm 2021.
Đáp án: c (Khoản 1, Điều 220 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 2: Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp nào sau đây?
a. Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b. Đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi;
c. Đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý. 
d. Phương án a và c.
Đáp án: d (Khoản 1, Điều 137 BLLĐ 2019). 
Câu hỏi 3: Theo quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019, người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp nào sau đây?
a. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này (BLLĐ 2019).
b. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
c. Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
d. Cả 3 phương án trên.
Đáp án: d (Điều 37 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 4: Bộ luật Lao động năm 2019 được Quốc hội thông qua ngày/tháng/năm nào?
a. Ngày 20/10/2019;
b. Ngày 20/11/2019;
c. Ngày 20/12/2019.
Đáp án: b (Điều 220 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 5: Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động vì những lí do nào dưới đây? 
a. Do kết hôn; 
b. Do mang thai, nghỉ thai sản; 
c. Do nuôi con dưới 12 tháng tuổi;  
d. Tất cả các lí do trên.
Đáp án: d (Khoản 3, Điều 137 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 6: Bộ luật Lao động năm 2019 quy định lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi mang thai được chuyển làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và các quyền lợi đến khi nào?
a. Đến khi sinh con;
b. Đến khi con được 6 tháng tuổi;
c. Đến khi hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Đáp án: c (Khoản 2, Điều 137 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 7: Theo Bộ luật Lao động năm 2019, trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất bao nhiêu tháng? 
a. 02 tháng.
b. 03 tháng.                      
c. 04 tháng.                
Đáp án: c (Khoản 4 Điều 139 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 8: Bộ luật Lao động quy định lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hay không?
a. Có được.
b. Không được;
c. Có, nhưng phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo ý kiến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
d. Có, nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 30 ngày.
Đáp án: c (Khoản 1, Điều 138 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 9: Bộ luật Lao động năm 2019 quy định như thế nào về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với lao động nữ?
a. Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, bố trí, sắp xếp việc làm, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác; 
b. Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ;
c. Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc. Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động;
d. Cả 3 phương án trên.
Đáp án: d (Điều 136 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 10: Theo Bộ luật Lao động năm 2019, lao động nữ đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định được hưởng tiền lương của những ngày làm việc đó như thế nào?
a. Chỉ hưởng trợ cấp thai sản do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả;
b. Chỉ hưởng tiền lương của những ngày làm việc sớm;
c. Ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Đáp án: c (Khoản 4, Điều 139 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 11: Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, có được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi không? 
a. Không được;
b. Có được;
c. Xử lý kỷ luật nhưng ở mức độ nhẹ. 
Đáp án: a (Khoản 4 Điều 122 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 12: Pháp luật lao động quy định thế nào về thời gian nghỉ thai sản đối với lao động nữ? 
a. Được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng;
b. Được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng;  
c. Được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 08 tháng;  
Đáp án: a (Khoản 1, Điều 139 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 13: Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 khi thanh tra đột xuất theo quyết định của người có thẩm quyền trong trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa an toàn, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người lao động tại nơi làm việc thì thanh tra lao động có cần báo trước hay không?
a. Có;
b. Không;
c. Báo trước 15 ngày.
Đáp án: b (Điều 216 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 14: Theo Bộ luật Lao động năm 2019, sau khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, nếu có nhu cầu lao động nữ có thể được nghỉ thêm không?
a. Có được nghỉ thêm;
b. Không được nghỉ thêm;
c. Được nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Đáp án: c (Khoản 3, Điều 139 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 15: Bộ luật Lao động năm 2019 quy định lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi mang thai được hưởng những ưu đãi gì sau đây?
a. Được chuyển làm công việc nhẹ hơn mà không bị cắt giảm tiền lương;
b. Được chuyển làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và các quyền, lợi ích…;
c. Được chuyển làm công việc nhẹ hơn và giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày.
Đáp án: b (Khoản 2, Điều 137 BLLĐ 2019). 
Câu hỏi 16: Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của lao động nữ làm việc trong điều kiện bình thường được Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 quy định như thế nào?
a. Đủ 55 tuổi; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng;
b. Đủ 60 tuổi 03 tháng; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng;
c. Đủ 55 tuổi 04 tháng; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Đáp án: c (Khoản 2, Điều 169 BLLĐ 2019). 
Câu hỏi 17: Theo quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước trong các trường hợp nào sau đây?
a. Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động; 
b. Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc; 
c. Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi;
d. Tất cả các trường hợp trên. 
Đáp án: d (Khoản 2, Điều 35 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 18: Theo Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động  nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi hay không?
a. Có được;
b. Không được;
c. Tùy từng trường hợp.
Đáp án: b (Điều 37 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 19: Pháp luật quy định, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động trong những trường hợp nào sau đây?
a. Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b. Đang bị tạm giữ, tạm giam; đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và 2 Điều 125 của Bộ luật này;
c. Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi;
d. Tất cả những trường hợp trên.
Đáp án: d (Khoản 4, Điều 122 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 20: Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, lao động nữ được hưởng những ưu đãi gì sau đây?
a. Trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút thời gian làm việc; 
b. Trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút thời gian làm việc;
c. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
d. Các phương án trên.
Đáp án: d (Khoản 4, Điều 137 BLLĐ 2019). 
Câu hỏi 21: Theo Bộ luật Lao động năm 2019, hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định như thế nào? 
a. Là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận.  
b. Là hành vi có tính chất tình dục của nam đối với nữ tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận.  
c. Là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc.
Đáp án: a (Khoản 9, Điều 3 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 22: Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có các nghĩa vụ nào sau đây?
a. Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; 
b. Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
c. Thực hiện các quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động;
d. Các phương án trên.
Đáp án: d (Khoản 2, Điều 5 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 23: Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có các nghĩa vụ nào sau đây? 
a. Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động; thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; 
b. Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; 
c. Thực hiện các quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; tam gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động;
d. Các nghĩa vụ nêu trên. 
Đáp án: d (Khoản 2, Điều 6 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 24: Bộ luật Lao động năm 2019 quy định các hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động?
a. Phân biệt đối xử trong lao động; ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động; quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
c. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật và sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật;
d. Tất cả các hành vi trên.
Đáp án: d (Điều 8 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 25: Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng lao động bị vô hiệu trong các trường hợp nào sau đây? 
a. Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật;
b. Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại Bộ luật Lao động; 
c. Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm;
d. Một trong các trường hợp trên.
Đáp án: d (Điều 49 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 26: Bộ luật Lao động sửa 2019 quy định như thế nào về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động?
a. Xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; 
b. Đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình;
c. Hằng năm, thông báo kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan chuyên môn về lao động...
d. Các trách nhiệm nêu trên.
Đáp án: d (Điều 60 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 27: Bộ luật Lao động năm 2019 quy định thế nào về thời giờ làm việc bình thường?
a. Không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần;
b. Nếu theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần;
c. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết;
d. Cả 4 phương án trên.
Đáp án: d (Khoản 1, Khoản 2 Điều 105 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 28: Giờ làm việc ban đêm được quy định như thế nào trong Bộ luật Lao động năm 2019?
a. Được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;
b. Được tính từ 21 giờ đến 05 giờ sáng ngày hôm sau;
c. Được tính từ 20 giời đến 04 giờ sáng ngày hôm sau.
Đáp án: a (Điều 106 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 29: Theo quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019, có các loại hợp đồng lao động nào dưới đây?
a. Xác định thời hạn;
b. Không xác định thời hạn, 
c. Cả 2 phương án trên
Đáp án: c (Điều 20 BLLĐ sửa đổi 2019).
Câu hỏi 30: Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, người sử dụng lao động không được thực hiện những hành vi nào dưới đây?
a. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
b. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
c. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động. 
d. Các phương án nêu trên.
Đáp án: d (Điều 17 BLLĐ sửa đổi 2019).
Câu hỏi 31: Bộ luật Lao động năm 2019 quy định bổ sung 01 ngày người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong ngày lễ, tết nào sau đây? 
a. Tết dương lịch;
b. Quốc tế lao động;
c. Quốc khánh. 
Đáp án: c (Khoản 1, Điều 112 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 32: Theo Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 quy định, khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm như thế nào?
a. Thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của người lao động;
b. Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội và trả lại cùng với những bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
c. Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu…;
d. Tất cả các phương án trên.
Đáp án: d (Khoản 1 và Khoản 3, Điều 48 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 33: Theo quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019, người lao động làm thêm giờ được trả lương như thế nào?
a. Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b. Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c. Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày;
d. Cả 3 phương án trên.
Đáp án: d (Khoản 1, Điều 98 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 34: Theo Bộ luật Lao động sửa đổi 2019 quy định, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong các trường hợp nào sau đây?
a. Giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
b. Phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn, do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước do hậu quả thời tiết, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
c. Cả 2 trường hợp trên.
Đáp án: c (Khoản 3, Điều 107 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 35: Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 quy định như thế nào về số ngày nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương đối với người lao động làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động?
a. 12 ngày làm việc;
b. 14 ngày làm việc;
c. 16 ngày làm việc. 
Đáp án: c (Khoản 1, Điều 113 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 36: Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 quy định việc xử lý kỷ luật lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên có đúng không?
a. Đúng;
b. Không đúng;
c. Phương án khác. 
Đáp án: a (Khoản 1, Điều 122 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 37: Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 quy định những hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động?
a. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động;
b. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;
c. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật lao động không có quy định;
d. Tất cả các hành vi trên.
Đáp án: d (Điều 127 BLLĐ 2019). 
Câu hỏi 38: Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được quy định trong Bộ luật Lao động năm 2019 bao gồm ? 
a. Công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp;
b. Là công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp;
c. Công đoàn cơ sở và tổ chức của người sử dụng lao động tại doanh nghiệp.
Đáp án: a (Khoản 3, Điều 3 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 39: Bộ luật Lao động năm 2019 bổ sung đối tượng áp dụng nào dưới đây?
a. Người học nghề, người tập nghề;
b. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
c. Người làm việc không có quan hệ lao động.
Đáp án: c (Điều 2 BLLLĐ 2019).
Câu hỏi 40: Theo quy định của pháp luật lao động thế nào là cưỡng bức lao động?
a. Là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ;
b. Là việc dùng vũ lực để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ; 
c. Là việc đe dọa dùng vũ lực để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ.
Đáp án: a (Khoản 7, Điều 3 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 41: Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 quy định thế nào là phân biệt đối xử trong lao động?
a. Là hành vi phân biệt dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia;
b. Là hành vi phân biệt dựa vào nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng; 
c. Là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp. 
Đáp án: c (Khoản 8, Điều 3 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 42: Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 quy định bổ sung hình thức hợp đồng lao động nào dưới đây?
a. Hợp đồng lao động được giao kết bằng văn bản;  
b. Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử;  
c. Hợp đồng lao động được giao kết bằng lời nói.   
Đáp án: b (Điều 14 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 43: Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 quy định, việc giao kết hợp đồng lao động phải đảm bảo những nguyên tắc nào sau đây?
a. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực;
b. Tự do giao kết hợp đồng lao động;
c. Không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội;
d. Cả 3 nguyên tắc trên.
Đáp án: d (Điều 15 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 44: Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, có loại hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo 1 công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng hay không?  
a. Có;
b. Không;
c. Không phương án nào đúng.
Đáp án: b (Khoản 1, Điều 20 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 45: Bộ luật Lao động năm 2019 quy định như thế nào về thời gian thử việc đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên? 
a. Không quá 90 ngày;
b. Không quá 60 ngày;
c. Không quá 30 ngày.  
Đáp án: b (Điều 25 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 46: Theo Bộ luật Lao động năm 2019, khi  (người lao động) đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật người lao động có được trợ cấp thôi việc không?
a. Không được;
b. Có, nhưng chỉ được 50%;
c. Có được.
Đáp án: a (Điều 40 BLLĐ 2019). 
Câu hỏi 47: Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng các yêu cầu nào dưới đây?
a. Phải được sự đồng ý của người lao động;
b. Phải bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng và bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp Bộ luật Lao động có quy định riêng;
c. Một trong các yêu cầu trên;
d. Phương án a và b.
Đáp án: d (Khoản 2, Điều 107 BLLĐ 2019)
Câu hỏi 48: Tiền lương được Bộ luật Lao động năm 2019 quy định như thế nào?
a. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
b. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
c. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau;
d. Các phương án trên.
Đáp án: d (Điều 90 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 49: Theo Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định hay không?
a. Có được;
b. Không được;
c. Cả 2 phương án trên đều không đúng.
Đáp án: b (Điều 94 BLLĐ 2019).
Câu hỏi 50: Bộ luật Lao động năm 2019 quy định như thế nào về việc người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc?
a. Định kỳ ít nhất một năm một lần;
b. Định kỳ ít nhất 6 tháng một lần;
c. Định kỳ ít nhất mỗi quý 1 lần.
Đáp án: a  (Khoản 2, Điều 63 BLLĐ 2019) ./.

Ban tổ chức