Công đoàn Ngân Hàng Việt Nam

Thứ hai, 14/10/2024 | 17:47

Chia sẻ kinh nghiệm

Điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú năm 2006

07/12/2016

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú (năm 2006) đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 20/6/2013 (sau đây gọi tắt là Luật số 36/2013/QH13). Luật này đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú (năm 2006) đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 20/6/2013 (sau đây gọi tắt là Luật số 36/2013/QH13). Luật này đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014.

Việc sửa đổi, bổ sung này nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập trong việc di dân tự do vào nội thành các thành phố lớn, gây quá tải về cơ sở hạ tầng, mất cân đối về phân phối dân cư và công tác an sinh, trật tự, xã hội,… đồng thời nhằm tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về dân cư hiện nay, mặt khác Luật số 36/2013/QH13 còn nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Xin giới thiệu một số nội dung cụ thể đã được sửa đổi, bổ sung:

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 - Các hành vi nghiêm cấm:

- Luật số 36/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung khoản 8, Điều 8 Luật cư trú năm 2006: Nghiêm cấm các hành vi giả mạo điều kiện để được đăng ký thường trú.

- Bổ sung khoản 10, Điều 8: Nghiêm cấm giải quyết cho đăng ký cư trú khi biết rõ người được cấp đăng ký cư trú không sinh sống ở đó.

- Bổ sung khoản 11, Điều 8: Nghiêm cấm đồng ý cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi, hoặc trong thực tế người đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó.

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 20 - Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương:

- Luật số 36/2013/QH13 quy định tăng thời gian tạm trú để được đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương từ 01 năm lên 02 năm (gấp hai lần so với quy định của Luật cư trú năm 2006).

- Mở rộng đối tượng được đăng ký thường trú vào thành phố trực thuộc Trung ương, cụ thể: Luật số 36/2013/QH13 quy định bổ sung đối tượng là “anh, chị, em ruột, cô di, chú, bác, cậu ruột” cũng được đăng ký thường trú vào Thành phố khi được người có hộ khẩu đồng ý cho nhập vào hộ khẩu của mình (theo quy định của Luật cư trú năm 2006, người thành niên độc thân chỉ được đăng ký thường trú vào thành phố khi họ về ở với ông, bà nội, ngoại)

- Ngoài ra, đối với việc đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội còn phải thực hiện theo quy định tại khoản 4, Điều 19 của Luật Thủ đô 2012 (*).

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 23 - Thay đổi nơi đăng ký thường trú trong trường hợp chuyển chỗ ở hợp pháp:

Theo Luật cư trú năm 2006, trong thời hạn 24 tháng kể từ khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới phải làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú. Luật số 36/2013/QH13 sửa đổi quy định rút ngắn thời gian trên xuống còn 12 tháng (giảm một nửa thời gian so với quy định trước đây).

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 4, Điều 30 - Đăng ký tạm trú:

Theo quy định của Luật số 36/2013/QH13, sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và có thời hạn tối đa là 24 tháng. Trong thời hạn 30 ngày trước ngày hết hạn tạm trú, phải làm thủ tục gia hạn (Luật cư trú trước đây quy định “sổ tạm trú không có thời hạn”).

5. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, Điều 31 - Lưu trú và thông báo lưu trú:

Khoản 2, Điều 31 Luật số 36/2013/QH13 quy định: Đại diện gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú mà không giới hạn về độ tuổi (theo quy định trước đây, gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khánh sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người từ đủ 14 tuổi trở lên đến lưu trú thì mới phải thông báo lưu trú với công an xã, phường, thị trấn…); đồng thời bổ sung hình thức thông báo lưu trú qua mạng internet, mạng máy tính (việc thông báo này trước đây mới chỉ được thực hiện trực tiếp hoặc bằng điện thoại).

 

Nguyễn Thái

Tin cùng chuyên mục