Thứ bảy, 27/04/2024 | 18:17

Thứ bảy, 27/04/2024 | 18:17

Công tác nữ công

Cập nhật lúc 12:08 ngày 28/06/2023

Vai trò của phụ nữ trong xây dựng cơ quan vững mạnh và chăm sóc gia đình hạnh phúc

Trong cuộc sống hiện đại, người phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nếu gia đình được coi là tế bào của xã hội, thì người phụ nữ được coi là hạt nhân của tế bào này. Gia đình là nơi thể hiện thực chất sự bình đẳng và nâng cao địa vị của người phụ nữ. Bên cạnh đó, người phụ nữ của thời hiện đại càng không thể tách rời với thực tế gia đình và xã hội. Phụ nữ ở bất cứ thời đại nào, quốc gia, dân tộc nào cũng giữ vai trò trọng yếu trong việc sáng tạo, giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc.

Để khẳng định vai trò, khả năng, sức sáng tạo của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thích ứng và hội nhập trong xu thế phát triển chung của nhân loại, đòi hỏi người phụ nữ phải nỗ lực, cố gắng phấn đấu trên nhiều phương diện: Có tri thức, có văn hóa, có kỹ năng sống tự lập, biết đối mặt với áp lực và vươn lên mọi khó khăn thử thách... Người phụ nữ còn giữ vai trò trọng yếu trong việc điều hòa các mối quan hệ trong gia đình: Gia đình có được ấm êm, hạnh phúc, tràn ngập tiếng cười hay không cũng là nhờ sự khéo léo, khôn ngoan, linh hoạt của người phụ nữ. Người phụ nữ không chỉ chăm lo cho gia đình về vật chất mà còn là người thắp lên ngọn lửa tình yêu, niềm tin, ước mơ hy vọng cho mỗi thành viên trong gia đình. “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” cho dù theo thời gian, chuẩn mực của người phụ nữ có thay đổi nhưng vai trò “thắp lửa” và “giữ lửa” cho gia đình của người phụ nữ thì không bao giờ thay đổi.
Trước yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ “công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, người phụ nữ đã và đang thực hiện hài hòa, vẹn toàn trọng trách hai vai: Việc nhà, việc nước để vừa có cơ hội phát triển cho bản thân, vừa bảo toàn hạnh phúc gia đình.  Bên cạnh đó, cũng cần đổi mới trong quan niệm về sự “đảm đang” của người phụ nữ, không nên bó hẹp trong “khuôn khổ”/ “phạm vi” của gia đình.
Có thể nói, người phụ nữ hôm nay có tri thức hơn, được độc lập/tự chủ về kinh tế nhiều hơn, và đồng thời cũng biết cách tạo ảnh hưởng của bản thân đối với các thành viên trong gia đình rõ nét hơn. Và hơn hết, người phụ nữ hiện đại thời nay cần biết cách tổ chức cuộc sống gia đình và biết gắn kết sợi dây tình cảm giữa các thành viên trong gia đình; là người biết lấy các giá trị bền vững của gia đình làm nền tảng để tiếp nhận những giá trị mới làm cho gia đình phát triển hơn và hạnh phúc hơn.
Công đoàn cơ sở Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với tổng số 40 đoàn viên lao động, trong đó có 16 nữ (chiếm 40% trong tổng số), 16/16 (đạt 100%) cán bộ nữ có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên. Cán bộ đoàn viên nữ được bố trí công việc ở hầu hết các phòng nghiệp vụ của Chi nhánh và dù trên cương vị nào/ở lĩnh vực nào đi nữa, thì chị em cũng đều thể hiện được vai trò, vị thế của mình và có những đóng góp không nhỏ vào thành công chung của Chi nhánh và của hệ thống BHTGVN. Hơn nữa, dù ở cương vị nào các chị cũng luôn nỗ lực hết mình, phát huy tinh thần đoàn kết tập thể, tập trung sức mạnh trí tuệ, có ý thức trách nhiệm, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Hàng năm bình quân có hơn 15% cán bộ đoàn viên nữ đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” cấp BHTGVN và cấp ngành Ngân hàng, 100% chị em đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” cấp cơ sở trở lên, có chị đã được tặng Bằng khen của Ban Chấp hành Công đoàn NHVN trong phong trào thi đua “Giỏi việc Ngân hàng, Đảm việc nhà”; nhiều chị được nhận Giấy khen của Ban Chấp hành Công đoàn BHTGVN trong phong trào thi đua Hai giỏi, Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Ngân hàng Việt Nam và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Để tiếp tục nâng cao hơn nữa vai trò, vị thế của phụ nữ trong xây dựng cơ quan đơn vị vững mạnh và chăm sóc gia đình hạnh phúc, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau đây:
Thứ nhất, tiếp tục quán triệt Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới; quán triệt phổ biến và thực hiện tốt Luật Bình đẳng giới năm 2006, Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 (có hiệu lực từ 01/7/2023), Bộ luật Lao động năm 2019 (có hiệu lực 01/01/2021), Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới và các chương trình, kế hoạch của ngành Ngân hàng về bình đẳng giới và phát triển phụ nữ giai đoạn 2021-2030…
Thứ hai, tiếp tục tổ chức tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều hình thức linh hoạt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về chế độ, chính sách đối với lao động nữ. Đẩy mạnh kiểm tra, gia giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của lao động nữ và các chính sách chăm lo, hỗ trợ người lao động nhất là đối với lực lượng đoàn viên, lao động nữ.
Thứ ba, công đoàn các cấp cần tiếp tục rà soát, củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Nữ công công đoàn, ngay từ cấp CĐCS; cụ thể hóa nội dung, tiêu chuẩn thi đua đối với danh hiệu “Phụ nữ hai giỏi” cấp cơ sở phù hợp với điều kiện, tình hình nữ đoàn viên, lao động tại đơn vị. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể phát động các phong trào thi đua, các hoạt động thiết thực, các cuộc vận động… nhằm hỗ trợ cho nữ cán bộ đoàn viên phấn đấu vừa “giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà” như phong trào “Nam giới giỏi việc nước, chia sẻ việc nhà”, “Nam giới điểm mười”, “Ngày hội Gia đình”…; tổ chức biểu dương khen thưởng các gia đình đoàn viên, lao động tiêu biểu, con cán bộ, đoàn viên, lao động vượt khó, học giỏi; biểu dương nữ cán bộ lãnh đạo quản lý, nữ đoàn viên tiêu biểu… trong các phong trào thi đua.
Thứ tư, Công đoàn cần tích cực, chủ động và thường xuyên tổ chức các cuộc tọa đàm, các buổi gặp mặt, các chương trình truyền thông, nói chuyện chuyên đề… lồng ghép nội dung, chia sẻ về vai trò, vị thế, trách nhiệm của người phụ nữ hiện đại trong xã hội ngày nay, giúp nữ đoàn viên, người lao động nhận thức đầy đủ hơn, hiểu rõ hơn tầm quan trọng của bản thân và nâng cao tính chủ động, tự tin để đóng góp/cống hiến nhiều hơn cho cơ quan, gia đình và xã hội.
CĐCS CN BHTGVN Khu vực ĐBSCL


                                                                     
                                                               
Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 8
  • 2
  • 3
  • 5
  • 9
  • 7
  • 7
  • 0
lên đầu trang