Thứ sáu, 03/05/2024 | 17:27

Thứ sáu, 03/05/2024 | 17:27

Tài liệu

Cập nhật lúc 15:00 ngày 01/01/2020

TÀI LIỆU THAM KHẢO CUỘC THI TRỰC TUYẾN TÌM HIỂU "CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ"


DOWNLOAD TOÀN BỘ CÂU HỎI TẠI ĐÂY.

DOWNLOAD TOÀN BỘ ĐÁP ÁN TẠI ĐÂY.

DOWNLOAD BỘ LUẬT LAO ĐỘNG TẠI ĐÂY.

DOWNLOAD LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI ĐÂY.

DOWNLOAD LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TẠI ĐÂY.

DOWNLOAD LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI ĐÂY.

DOWNLOAD LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI ĐÂY.

BỘ CÂU HỎI VỀ BỘ LUẬT LAO ĐỘNG
Câu hỏi 1:
Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày/tháng/năm nào dưới đây?
a. Ngày 01 tháng 01 năm 2020;
b. Ngày 01 tháng 5 năm 2020;
c. Ngày 01 tháng 01 năm 2021;
d. Ngày 01 tháng 5 năm 2021.

Câu hỏi 2:
Theo quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019, người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp nào sau đây?
a. Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b. Đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi;
c. Đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
d. Phương án a và c.

Câu hỏi 3:
Theo quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019, người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp nào sau đây?
a. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này (BLLĐ 2019).
b. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
c. Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
d. Cả 3 phương án trên.

Câu hỏi 4:
Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 được Quốc hội thông qua ngày/tháng/năm nào?
a. Ngày 20/10/2019;
b. Ngày 20/11/2019;
c. Ngày 20/12/2019.

Câu hỏi 5:
Theo quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019, người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động vì những lí do nào dưới đây?
a. Do kết hôn;
b. Do mang thai, nghỉ thai sản;
c. Do nuôi con dưới 12 tháng tuổi; 
d. Tất cả các lí do trên.

Câu hỏi 6:
Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 quy định lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi mang thai được chuyển làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và các quyền lợi đến khi nào?
a. Đến khi sinh con;
b. Đến khi con được 6 tháng tuổi;
c. Đến khi hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Câu hỏi 7:
Theo Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019, trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất bao nhiêu tháng?
a. 02 tháng.           
b. 03 tháng.                     
c. 04 tháng.

Câu hỏi 8:
Bộ luật Lao động quy định lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hay không?
a. Có được. 
b. Không được;    
c. Có, nhưng phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo ý kiến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.   
d. Có, nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 30 ngày.

Câu hỏi 9:
Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 quy định như thế nào về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với lao động nữ?
a. Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, bố trí, sắp xếp việc làm, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác;
b. Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ;
c. Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc. Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động;
d. Cả 3 phương án trên.

Câu hỏi 10:
Theo Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019, lao động nữ đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định được hưởng tiền lương của những ngày làm việc đó như thế nào?
a. Chỉ hưởng trợ cấp thai sản do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả;
b. Chỉ hưởng tiền lương của những ngày làm việc sớm;
c. Ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Câu hỏi 11:
Theo quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019, có được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi không?
a. Không được;
b. Có được;
c. Xử lý kỷ luật nhưng ở mức độ nhẹ.

Câu hỏi 12:
Pháp luật lao động quy định thế nào về thời gian nghỉ thai sản đối với lao động nữ?
a. Được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng;
b. Được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; 
c. Được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 08 tháng.

Câu hỏi 13:
Theo quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 khi thanh tra đột xuất theo quyết định của người có thẩm quyền trong trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa an toàn, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người lao động tại nơi làm việc thì thanh tra lao động có cần báo trước hay không?
a. Có;
b. Không;
c. Báo trước 15 ngày.

Câu hỏi 14:
Theo Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019, sau khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, nếu có nhu cầu lao động nữ có thể được nghỉ thêm không?
a. Có được nghỉ thêm;
b. Không được nghỉ thêm;
c. Được nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.

Câu hỏi 15:
Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 quy định lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi mang thai được hưởng những ưu đãi gì sau đây?
a. Được chuyển làm công việc nhẹ hơn mà không bị cắt giảm tiền lương;
b. Được chuyển làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và các quyền, lợi ích…;
c. Được chuyển làm công việc nhẹ hơn và giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày.

Câu hỏi 16:
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của lao động nữ làm việc trong điều kiện bình thường được Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 quy định như thế nào?
a. Đủ 55 tuổi; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng;
b. Đủ 60 tuổi 03 tháng; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng;
c. Đủ 55 tuổi 04 tháng; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Câu hỏi 17:
Theo quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước trong các trường hợp nào sau đây?
a. Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
b. Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
c. Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi;
d. Tất cả các trường hợp trên.

Câu hỏi 18:
Theo Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019, người sử dụng lao động có được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi hay không?
a. Có được;
b. Không được;
c. Tùy từng trường hợp.

Câu hỏi 19:
Pháp luật quy định, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động trong những trường hợp nào sau đây?
a. Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b. Đang bị tạm giữ, tạm giam; đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và 2 Điều 125 của Bộ luật này;
c. Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi;
d. Tất cả những trường hợp trên.

Câu hỏi 20:
Theo quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019, lao động nữ được hưởng những chính sách ưu đãi gì sau đây?
a. Trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút thời gian làm việc;
b. Trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút thời gian làm việc;
c. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
d. Các phương án trên.

Câu hỏi 21:
Theo Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019, hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định như thế nào?
a. Là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận.  
b. Là hành vi có tính chất tình dục của nam đối với nữ tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận.  
c. Là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc.

Câu hỏi 22:
Theo quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019, người lao động có các nghĩa vụ nào sau đây?
a. Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
b. Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
c. Thực hiện các quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động;
d. Các phương án trên.

Câu hỏi 23:
Theo quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019, người sử dụng lao động có các nghĩa vụ nào sau đây?
a. Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động; thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
b. Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
c. Thực hiện các quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; tam gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động;
d. Các nghĩa vụ nêu trên.

Câu hỏi 24:
Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 quy định các hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động?
a. Phân biệt đối xử trong lao động; ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động; quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
c. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật và sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật;
d. Tất cả các hành vi trên.

Câu hỏi 25:
Theo quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019, hợp đồng lao động bị vô hiệu trong các trường hợp nào sau đây?
a. Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật;
b. Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại Bộ luật Lao động;
c. Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm;
d. Một trong các trường hợp trên.

Câu hỏi 26:
Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 quy định như thế nào về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động?
a. Xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình;
b. Đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình;
c. Hằng năm, thông báo kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan chuyên môn về lao động...
d. Các trách nhiệm nêu trên.

Câu hỏi 27:
Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 quy định thế nào về thời giờ làm việc bình thường?
a. Không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần;
b. Nếu theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần;
c. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết;
d. Cả 4 phương án trên.

Câu hỏi 28:
Giờ làm việc ban đêm được quy định như thế nào trong Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019?
a. Được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;
b. Được tính từ 21 giờ đến 05 giờ sáng ngày hôm sau;
c. Được tính từ 20 giời đến 04 giờ sáng ngày hôm sau.

Câu hỏi 29:
Theo quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019, có các loại hợp đồng lao động nào dưới đây?
a. Xác định thời hạn;
b. Không xác định thời hạn,
c. 2 loại hình nêu trên.

Câu hỏi 30:
Theo quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, người sử dụng lao động không được thực hiện những hành vi nào dưới đây?
a. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
b. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
c. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.
d. Các phương án nêu trên.

Câu hỏi 31:
Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 quy định bổ sung 01 ngày người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong ngày lễ, tết nào sau đây?
a. Tết dương lịch;
b. Quốc tế lao động;
c. Quốc khánh.

Câu hỏi 32:
Theo Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 quy định, khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm như thế nào?
a. Thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của người lao động;
b. Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội và trả lại cùng với những bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
c. Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu…;
d. Tất cả các phương án trên.

Câu hỏi 33:
Theo quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019, người lao động làm thêm giờ được trả lương như thế nào?
a. Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b. Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c. Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày;
d. Cả 3 phương án trên.

Câu hỏi 34:
Theo Bộ luật Lao động sửa đổi 2019 quy định, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong các trường hợp nào sau đây?
a. Giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
b. Phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn, do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước do hậu quả thời tiết, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
c. Cả 2 trường hợp trên.

Câu hỏi 35:
Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 quy định như thế nào về số ngày nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương đối với người lao động làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động?
a. 12 ngày làm việc;
b. 14 ngày làm việc;
c. 16 ngày làm việc.

Câu hỏi 36: 
Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 quy định việc xử lý kỷ luật lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên có đúng không?
a. Đúng;
b. Không đúng;
c. Phương án khác.

Câu hỏi 37:
Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 quy định những hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động?
a. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động;
b. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;
c. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật lao động không có quy định;
d. Tất cả các hành vi trên.

Câu hỏi 38:
Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 quy định như thế nào về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở?
a. Gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp;
b. Là công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp;
c. Gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người sử dụng lao động tại doanh nghiệp.

Câu hỏi 39:
Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 bổ sung đối tượng áp dụng nào dưới đây?
a. Người lao động Việt Nam;  
b. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
c. Người làm việc không có quan hệ lao động.

Câu hỏi 40:
Theo quy định của pháp luật lao động thế nào là cưỡng bức lao động?
a. Là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ;
b. Là việc dùng vũ lực để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ;
c. Là việc đe dọa dùng vũ lực để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ.

Câu hỏi 41:
Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 quy định thế nào là phân biệt đối xử trong lao động?
a. Là hành vi phân biệt dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia;
b. Là hành vi phân biệt dựa vào nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng;
c. Là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.

Câu hỏi 42:
Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 quy định bổ sung hình thức hợp đồng lao động nào dưới đây?
a. Hợp đồng lao động được giao kết bằng văn bản; 
b. Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử;  
c. Hợp đồng lao động được giao kết bằng lời nói.

Câu hỏi 43:
Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 quy định, việc giao kết hợp đồng lao động phải đảm bảo những nguyên tắc nào sau đây?
a. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực;
b. Tự do giao kết hợp đồng lao động;
c. Không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội;
d. Cả 3 nguyên tắc trên.

Câu hỏi 44:
Theo quy định của Bộ Luật Lao động sửa đổi 2019, có loại hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo 1 công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng hay không?  
a. Có;
b. Không;
c. Không phương án nào đúng.

Câu hỏi 45:
Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 quy định như thế nào về thời gian thử việc đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên?
a. Không quá 90 ngày;
b. Không quá 60 ngày;
c. Không quá 30 ngày.

Câu hỏi 46:
Theo Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật người lao động có được trợ cấp thôi việc không?
a. Không được;
b. Có, nhưng chỉ được 50%;
c. Có được.

Câu hỏi 47:
Theo quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng các yêu cầu nào dưới đây?
a. Phải được sự đồng ý của người lao động;
b. Phải bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng và bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp Bộ luật Lao động có quy định riêng;
c. Một trong các yêu cầu trên;
d. Phương án a và b.

Câu hỏi 48:
Tiền lương được Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 quy định như thế nào?
a. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
b. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
c. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau;
d. Các phương án trên.

Câu hỏi 49:
Theo Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019, người sử dụng lao động có được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định hay không?
a. Có được;
b. Không được;
c. Cả 2 phương án trên đều không đúng.

Câu hỏi 50:
Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 quy định như thế nào về việc người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc?
a. Định kỳ ít nhất một năm một lần;
b. Định kỳ ít nhất 6 tháng một lần;
c. Định kỳ ít nhất mỗi quý 1 lần.

BỘ CÂU HỎI VỀ LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI
Câu hỏi 1:
Luật Bảo hiểm Xã hội được Quốc hội chính thức thông qua năm nào?
a. Năm 2013;
b. Năm 2014;
c. Năm 2015.

Câu hỏi 2:
Luật Bảo hiểm Xã hội chính thức có hiệu lực thi hành từ khi nào?
a. 01/01/2014;
b. 01/01/2015;
c. 01/01/2016.

Câu hỏi 3:
Luật BHXH quy định: Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được trợ cấp như thế nào?
a. Một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi;
b. Một lần bằng 1 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con;
c. Hai lần bằng 2 tháng lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi cho mỗi con;
d. Một lần bằng 3 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.

Câu hỏi 4:
Luật BHXH 2014 quy định người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện nào dưới đây?
a. Suy giảm khả năng lao động từ 2% trở lên do bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc.
b. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; trên tuyến đường đi và về tư nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
c. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc.

Câu hỏi 5:
Theo Luật BHXH 2014 mức hưởng chế độ thai sản được tính như thế nào?
a. Mức hưởng một tháng bằng 70% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề khi nghỉ việc.
b. Mức hưởng một tháng bằng 80% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề khi nghỉ việc.
c. Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ hưởng chế độ thai sản.

Câu hỏi 6:
Luật BHXH 2014 quy định mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH như thế nào?
a. Cứ mỗi năm tính bằng 1 tháng lương bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.
b. Cứ mỗi năm tính bằng 1,3 tháng lương bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.
c. Cứ mỗi năm được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014; 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Câu hỏi 7:
Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai định kỳ bao nhiêu lần? Mỗi lần bao nhiêu ngày?
a. 05 lần, mỗi lần 01 ngày.
b. 05 lần, mỗi lần 01 ngày, trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai.
c. 06 lần, mỗi lần 01 ngày.

Câu hỏi 8:
Theo quy định của pháp luật có các chế độ bảo hiểm xã hội hiện hành nào sau đây?
a. Ốm đau, tai nạn lao động, nghỉ mất sức, thai sản, hưu trí, tử tuất;
b. Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, nghỉ mát;
c. Nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ mát, tai nạn lao động, nghỉ hưu;
d. Ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí, tử tuất.

Câu hỏi 9:
Lao động nữ sinh con, người lao động nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi (nam, nữ) phải đóng BHXH bao nhiêu tháng mới được hưởng chế độ thai sản?
a. Phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng;
b. Phải đóng BHXH từ đủ 5 tháng trở lên trong vòng 12 tháng;
c. Phải đóng BHXH từ đủ 4 tháng trở lên trong vòng 12 tháng.

Câu hỏi 10:
Mức trợ cấp một lần đối với lao động nữ về hưu được quy định như thế nào?
a. Tính theo số năm đóng BHXH;
b. Từ năm thứ 26 trở đi cứ mỗi năm đóng được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH;
c. Trợ cấp tối đa không quá 05 tháng lương;
d. Cả a và b đều đúng.

Câu hỏi 11:
Lao động nữ sinh con được trợ cấp một lần bằng mấy tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con?
a. Trợ cấp một lần bằng 01 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con;
b. Trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con;
c. Trợ cấp một lần bằng 03 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con;
d. Không được trợ cấp.

Câu hỏi 12:
Lao động nữ được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp nào sau đây?
a. Lao động nữ mang thai, sinh con;
b. Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
c. Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
d. Tất cả các trường hợp trên.

Câu hỏi 13:
Thời gian nào dưới đây được người sử dụng lao động tính vào thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản?
a. Người lao động nữ khám thai;
b. Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện biện pháp triệt sản;
c. Người lao động nữ sẩy thai, nạo, hút thai;
d. Cả 3 phương án trên.

Câu hỏi 14:
Lao động nữ trong thời gian mang thai mà ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý thai không bình thường thì được nghỉ bao nhiêu ngày cho mỗi lần khám thai định kỳ?
a. Được nghỉ mỗi lần 01 ngày;
b. Được nghỉ mỗi lần 03 ngày;
c. Được nghỉ mỗi lần 02 ngày.

Câu hỏi 15:
Lao động nữ sinh đôi trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc theo quy định thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm bao nhiêu lâu?
a. 01 tháng cho mỗi con;
b. 02 tháng cho mỗi con;
c. 03 tháng cho mỗi con.

Câu hỏi 16:
Trường hợp lao động nữ sau khi sinh, con bị chết được nghỉ như thế nào?
a. Được nghỉ 02 tháng nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên tính từ ngày con chết;
b. Được nghỉ 04 tháng nếu con dưới 02 tháng tuổi tính từ ngày sinh con;
c. Cả a, b đều đúng;
d. Được nghỉ 60 ngày nếu con 50 ngày tuổi tính từ ngày sinh con.

Câu hỏi 17:
Trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động hoặc người sử dụng lao động có phải đóng BHXH không?
a. Người lao động phải đóng;
b. Người sử dụng lao động phải đóng;
c. Cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.

Câu hỏi 18:
Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì được nghỉ ốm bao nhiêu ngày trong một năm?
a. Nghỉ 30 ngày nếu đóng BHXH dưới 15 năm;
b. Nghỉ 40 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
c. Nghỉ 60 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên;
d. Tất cả các phương án trên.

Câu hỏi 19:
Thời gian nghỉ ốm có tính các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần hay không?
a. Thời gian nghỉ ốm chỉ tính theo ngày làm việc;
b. Tính luôn các ngày nghỉ lễ, tết, hàng tuần;
c. Kể cả những ngày nghỉ hàng năm.

Câu hỏi 20:
Trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ tham gia BHXH hoặc cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng có được hưởng chế độ thai sản không?
a. Không được hưởng chế độ thai sản;
b. Được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi;
c. Chỉ có người cha được hưởng chế độ thai sản.

Câu hỏi 21:
Người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày trong một năm khi con ốm đau?
a. Tối đa 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi;
b. Tối đa 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi;
c. Cả a, b đều đúng.

Câu hỏi 22:
Trường hợp cả cha lẫn mẹ đều tham gia BHXH, nếu người mẹ đã hết thời hạn hưởng chế độ con ốm đau mà con vẫn còn ốm thì người cha có được hưởng chế độ con ốm không?
a. Người cha vẫn được hưởng chế độ con ốm trong năm làm việc;
b. Không được hưởng do mẹ đã hưởng hết chế độ con ốm;
c. Cả 2 phương án trên.

Câu hỏi 23:
Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Hỏi thời gian nghỉ việc tối đa được Luật BHXH năm 2014 quy định như thế nào?
a. 05 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai; 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
b. 06 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai; 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
c. 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai; 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

BỘ CÂU HỎI VỀ LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI 2006
Câu hỏi 1: 
Luật Bình đẳng giới được Quốc hội ban hành năm nào?
a. Năm 2005;
b. Năm 2006;
c. Năm 2007.

Câu hỏi 2:
Luật Bình đẳng giới quy định thế nào là “Bình đẳng giới”?
a. Là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
b. Là việc nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
c. Cả a và b.

Câu hỏi 3:
Luật Bình đẳng giới quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động như thế nào?
a. Phải có quy định riêng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng lao động đối với lao động nam và nữ.
b. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
c. Phải có tiêu chuẩn, độ tuổi riêng cho nam, nữ khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.

Câu hỏi 4:
Nội dung nào sau đây vi phạm bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo?
a. Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi thì được hỗ trợ
b. Nữ được ưu tiên hơn nam trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo
c. Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định
d. Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo.

Câu hỏi 5:
Hãy cho biết bình đẳng giới là gì?
a. Là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
b. Là việc nam, nữ có trình độ, năng lực ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình.
c. Là việc nam, nữ có quyền ngang nhau trong gia đình và xã hôi, được tạo điều kiện và cơ hội cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau .
d. Là việc nam, nữ có vị trí, vai trò, trình độ ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng.

Câu hỏi 6:
Theo Luật Bình đẳng giới, chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới là gì?
a. Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển.
b. Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực, hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau và thụ hưởng thành quả của sự phát triển.
c. Bảo đảm bình đẳng giới trong một số lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình, hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, tham gia vào quá trình phát triển.

Câu hỏi 7:
Pháp luật quy định như thế nào về hoạt động bình đẳng giới?
a. Là hoạt động do Hội Liên hiệp Phụ nữ thực hiện nhằm bảo vệ phụ nữ, vì sự tiến bộ phụ nữ.
b. Là hoạt động do cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân thực hiện nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới.
c. Là hoạt động do các cơ quan, đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới.
d. Là hoạt động do các cơ quan Nhà nước thực hiện nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới.

Câu hỏi 8:
Luật Bình đẳng giới quy định các hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?
a. Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới;
b. Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức;
c. Bạo lực trên cơ sở giới; các hành vi khác bị pháp luật nghiêm cấm;
d. Tất cả các phương án trên.

Câu hỏi 9:
Trong Luật Bình đẳng giới, khái niệm “Giới” được dùng để chỉ cái gì sau đây?
a. Đặc điểm sinh học của nam, nữ;
b. Sự khác biệt giữa nam và nữ;
c. Sự phát triển của nam và nữ;
d. Đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.

Câu hỏi 10:
Bình đẳng giới là khái niệm dùng để chỉ:
a. Nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau
b. Nam, nữ được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực
c. Nam, nữ được thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển
d. Tất cả ý trên.

Câu hỏi 11:
Theo Luật Bình đẳng giới, trong việc sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng, quyền quyết định thuộc về ai?
a. Chồng quyết định các nguồn lực trong gia đình;
b. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình;
c. Các con.

Câu hỏi 12:
Theo Luật Bình dẳng giói, công việc trong gia đình là trách nhiệm của ai?
a. Các thành viên nam;
b. Các thành viên nữ;
c. Những người lớn trong gia đình;
d. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.

Câu hỏi 13:
Theo quy định của pháp luật, hành vi nào sau đây được xem là vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình?
a. Cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính;
b. Không cho phép hoặc cản trở thành viên trong gia đình tham gia ý kiến vào việc sử dụng tài sản chung của gia đình, thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì định kiến giới;
c. Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên thuộc một giới nhất định;
d. Cả 3 phương án trên.

Câu hỏi 14:
Pháp luật quy định, hành vi nào sau đây được xem là vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế?
a. Lựa chọn giới tính của thai nhi dưới mọi hình thức;
b. Xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi;
c. Cả 2 trường hợp trên đều vi phạm;
d. Không có trường hợp nào vi phạm.

Câu hỏi 15:
Theo Luật Bình đẳng giới khi đề bạt vào vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức cần phải đảm bảo những yêu cầu nào sau đây?
a. Độ tuổi của nữ nhỏ hơn độ tuổi của nam;
b. Trình độ chuyên môn của nữ cao hơn của nam;
c. Trình độ chuyên môn của nam cao hơn của nữ;
d. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn và độ tuổi.

Câu hỏi 16:
Trường hợp nào sau đây vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị:
a. Không thực hiện việc bổ nhiệm nam, nữ vào cương vị quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới;
b. Cản trở việc bổ nhiệm nam, nữ vào cương vị quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới;
c. Tự đặt ra quy định có sự phân biệt đối xử về giới trong xây dựng hương ước, quy ước của cộng đồng;
d. Cả 3 trường hợp trên.

Câu hỏi 17:
Trưởng Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành Ngân hàng hiện nay là ai?
a. Ông Lê Minh Hưng;
b. Ông Đào Minh Tú;
c. Bà Nguyễn Thị Hồng;
d. Ông Nguyễn Kim Anh.

Câu hỏi 18:
Các nữ lãnh đạo ngân hàng lọt top 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2019 là ai?
a. Bà Nguyễn Thị Hồng;
b. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo;
c. Bà Nguyễn Thị Nga;
d. Bà Thái Hương; 
e. Cả 4 phương án trên.

BỘ CÂU HỎI VỀ LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH 2007
Câu hỏi 1:
Luật phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội ban hành năm nào?
a. Năm 2005
b. Năm 2006
c. Năm 2007

Câu hỏi 2:
Luật phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực thi hành từ khi nào?
a. Từ 01/7/2007
b. Từ 01/7/2008
c. Từ 01/7/2009

Câu hỏi 3:
Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về bạo lực gia đình?
a. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình;
b. Bạo lực gia đình là hành vi không cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Câu hỏi 4:
Luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định những hành vi nào dưới đây là hành vi bạo lực gia đình?
a. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
b. Cưỡng ép quan hệ tình dục;cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
c. Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
d. Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
e. Tất cả các hành vi trên.

Câu hỏi 5:
Theo quy định của pháp luật, người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan nào?
a. Cơ quan công an, UBND các cấp;
b. Cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực;
c. Cơ quan công an hoặc UBND cấp xã hoặc những người có am hiểu pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình.

Câu hỏi 6:
Theo Luật PCBLGĐ, các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ nào sau đây được áp dụng để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra?
a. Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình;
b. Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình;
c. Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình;
d. Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân (biện pháp cấm tiếp xúc);
e. Tất cả các biện pháp trên.

Câu hỏi 7:
Theo quy định của Luật PCBLGĐ, người có hành vi bạo lực gia đình phải thực hiện nghĩa vụ gì sau đây?
a. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực.
b. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
c. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
d. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.
e. Mọi nghĩa vụ nêu trên.

Câu hỏi 8:
Những hành vi nào sau đây bị Luật PCBLGĐ nghiêm cấm?
a. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình; sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình;
b. Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình; cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình;
c. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái pháp luật; dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình;
d. Tất cả các hành vi trên.

Câu hỏi 9:
Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định như thế nào về cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình?
a. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b. Cơ sở bảo trợ xã hội; cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
c. Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
d. Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng;
e. Các phương án nêu trên.

Câu hỏi 10:
Luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định cá nhân có trách nhiệm như thế nào?
a. Thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.
b. Kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
c. Mọi trách nhiệm nêu trên.

Câu hỏi 11:
Luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định như thế nào về trách nhiệm của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam?
a. Tổ chức cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; tổ chức các hoạt động dạy nghề, tín dụng, tiết kiệm để hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
b. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
c. Các phương án nêu trên.

Câu hỏi 12:
Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình?
a. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình;
b. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình;
c. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình;
d. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương;
e. Các phương án trên.

Câu hỏi 13:
Theo quy định của Luật phòng, chống bạo lực gia đình, nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền nào dưới đây?
a. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
b. Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của pháp luật;
c. Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật; được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của pháp luật;
d. Các quyền khác theo quy định của pháp luật;
e. Tất cả các quyền trên.

BỘ CÂU HỎI VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2014
Câu hỏi 1:
Luật Hôn nhân và gia đình được ban hành năm nào?
a. Năm 2014;
b. Năm 2015;
c. Năm 2016.

Câu hỏi 2:
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực thi hành từ khi nào?
a. Từ 01/01/2015;
b. Từ 28/6/2015;
c. Từ 01/0/2016.

Câu hỏi 3:
Nam, nữ đang chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm nào?
a. Từ thời điểm 2 người chung sống như vợ chồng;
b. Từ thời điểm được gia đình hai bên chấp thuận cho 2 người chung sống như vợ chồng;
c. Từ thời điểm đăng ký kết hôn.

Câu hỏi 4:
Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết như thế nào?
a. Được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
b. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
c. Cả 2 phương án trên.

Câu hỏi 5:
Pháp luật quy định như thế nào về độ tuổi kết hôn của nam và nữ?
a. Nam từ đủ 19 tuổi, nữ từ đủ 17 tuổi;
b. Nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi;
c. Nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi.

Câu hỏi 6:
Pháp luật cấm kết hôn trong những trường hợp nào sau đây:
a. Giữa người đang có vợ và đang có chồng;
b. Người mất năng lực hành vi dân sự;
c. Người có dòng máu về trực hệ; có họ trong phạm vi ba đời;
d. Tất cả các trường hợp nêu trên.

Câu hỏi 7:
Vợ chồng đã ly hôn nay muốn kết hôn lại có cần phải đăng ký kết hôn không?
a. Không cần đăng ký;
b. Phải đăng ký;
c. Không đăng ký nhưng phải báo cáo UBND cấp xã;
d. Không đăng ký nhưng phải báo cáo thôn, khối phố.

Câu hỏi 8:
Khi tổ chức đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ bắt  buộc phải có mặt không?
a. Bắt buộc hai bên nam, nữ phải có mặt;
b. Chỉ cần một trong hai bên có mặt là được;
c. Cả hai bên có thể vắng mặt nhưng phải ủy quyền cho người khác;
d. Tùy từng trường hợp có thể đến, có thể không.

Câu hỏi 9:
Theo quy định hiện hành, cơ quan nào có thẩm quyền hủy kết hôn trái pháp luật?
a. UBND cấp xã nơi đã đăng ký kết hôn;
b. Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp;
c. Cơ quan bảo vệ và chăm sóc trẻ em;
d. Tòa án nhân dân.

Câu hỏi 10:
Luật Hôn nhân và Gia đình quy định vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ đối với nhau như thế nào?
a. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan;
b. Vợ chồng bình đẳng, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về một số mặt trong gia đình;
c. Có quyền và nghĩa vụ khác nhau.

Câu hỏi 11:
Theo quy định của pháp luật, những tài sản nào sau đây được coi là tài sản chung của vợ và chồng?
a. Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân;
b. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn;
c. Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
d. Tất cả các tài sản trên.

Câu hỏi 12:
Pháp luật hiện hành quy định nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng như thế nào?
a. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
b. Người có thu nhập cao hơn có quyền, nghĩa vụ cao hơn trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
c. Người có địa vị xã hội cao hơn có quyền, nghĩa vụ cao hơn trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

Câu hỏi 13:
Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con?
a. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội;
b. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự;
c. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
d. Các phương án nêu trên.

Câu hỏi 14:
Quyền và nghĩa vụ của các con được quy định như thế nào trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014?
a. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
b. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
c. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.
d. Tất cả các phương án trên.

Câu hỏi 15:
Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết như thế nào?
a. Được giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con;
b. Được giải quyết theo thỏa thuận giữa hai bên;
c. Cả 2 phương án trên.

Câu hỏi 16:
Người vợ làm công việc nội trợ, khi ly hôn tài sản được phân chia thế nào?
a. Vợ ở nhà nội trợ, chăm sóc con cái thì vẫn được tính là có thu nhập tương đương với thu nhập của người đi làm. Vợ và chồng bình đẳng với nhau khi chia tài sản (hình thành trong thời kỳ hôn nhân) khi ly hôn.
b. Người chồng được ưu tiên khi xác định tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân.
c. Cả a và b đều đúng.

Câu hỏi 17:
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định thế nào về kết hôn đồng giới?
a. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
b. Phạt tiền 100.000 – 500.000 đồng với hành vi kết hôn giữa những người cùng giới tính.
c. Cả a và b đều đúng.

Câu hỏi 18:
Điều kiện để vợ chồng nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là gì?
a. Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
b. Vợ chồng đang không có con chung;
c. Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
d. Tất cả đáp án trên.

Câu hỏi 19:
Người vợ có sinh con sau khi li hôn thì người con có được tính là con chung không?
a. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
b. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
c. Cả phương án a và b.


Ban tổ chức cuộc thi
Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 8
  • 2
  • 6
  • 5
  • 9
  • 0
  • 8
  • 1
lên đầu trang