Thứ hai, 29/04/2024 | 07:27

Thứ hai, 29/04/2024 | 07:27

Tài chính - Kiểm tra

Cập nhật lúc 16:17 ngày 28/05/2013

Sự cần thiết của việc giữ và bổ sung Điều 10 về tổ chức Công đoàn trong Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (

“Điều 10 (sửa đổi, bổ sung Điều 10): Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” (Hiến pháp 1992 sửa đổi).

 

Việc sửa đổi Hiến pháp 1992 là việc cần thiết, phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay; việc xây dựng Hiến pháp mới phải trên cơ sở tổng kết đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc việc thi hành Hiến pháp 1992, từ đó kế thừa và phát triển một cách toàn diện, phù hợp với thực tiễn đất nước, với cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật nhằm quy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, góp phần vào sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ mới.

Từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập đến nay, Việt Nam đã có 4 bản Hiến pháp, trong đó có 3 bản Hiến pháp có quy định về Công đoàn và tồn tại gần 55 năm qua. Có thể nói, qua những lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, Điều 10 về tổ chức Công đoàn luôn được quy định rõ để khẳng định vai trò, vị trí của Công đoàn, phù hợp với Cương lĩnh và Nghị quyết của Đảng về giai cấp công nhân mà Công đoàn là đại diện.

Tại Đại hội XI của Đảng đã bổ sung Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước, tiếp tục khẳng định bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. Vì vậy, cần tiếp tục khẳng định bản chất của Đảng, mối liên hệ máu thịt giữa Đảng với giai cấp công nhân Việt Nam mà tổ chức tập hợp và đại diện cho công nhân lao động là tổ chức Công đoàn.

Cũng tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai, BCH TW Đảng khóa XI về việc triển khai thực hiện chủ trương nghiên cứu, sửa đổi Hiến pháp 1992 có nêu rõ quan điểm “Chỉ sửa đổi bổ sung những vấn đề thực sự cần thiết”; tại Thông báo 86/TB-TW ngày 06/04/2012 ý kiến của Bộ Chính trị về tổng kết thi hành Hiến pháp đã kết luận: “Giữ nguyên Điều 9, Điều 10 của Hiến pháp hiện hành, nhưng có bổ sung thêm một số nội dung về vai trò của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc đại diện, bảo về quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo tinh thần Cương lĩnh năm 1991”.

Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội có nhiều đặc điểm khác biệt với các tổ chức chính trị xã hội khác, là người đại diện của giai cấp công nhân và người lao động, mà giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Với những căn cứ, lập luận nêu trên, việc giữ Điều 10 về tổ chức Công đoàn của Hiến pháp là thực sự cần thiết, có tính kế thừa, phù hợp với tình hình thực tiễn và đảm bảo cho quan hệ lao động hài hòa, góp phần ổn định chính trị, xã hội. Việc quy định riêng Điều 10 về Công đoàn tiếp tục khẳng định vai trò của tổ chức, vì đó là một tổ chức chính trị xã hội có tính đại diện cao, không chỉ cho một giới, một cấp mà đại diện cho người lao động toàn xã hội.

Thanh Tùng - UBKT

 

 
 
Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 8
  • 2
  • 4
  • 4
  • 1
  • 7
  • 1
  • 0
lên đầu trang