Thứ năm, 02/05/2024 | 07:20

Thứ năm, 02/05/2024 | 07:20

Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngân hàng Việt Nam

Cập nhật lúc 15:32 ngày 20/09/2021

Đổi mới, sáng tạo ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành Ngân hàng

Ngân hàng Quốc gia Việt Nam chính thức được thành lập theo Sắc lệnh số 15/SL ngày 6/5/1951 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trải qua chặng đường 70 năm qua, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã không ngừng phát triển và có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Ra đời trong kháng chiến, vươn dậy và lớn lên trong khói lửa chiến tranh, phục vụ công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, góp sức phục hồi nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, cùng với cả nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường thì hoạt động tài chính tiền tệ của ngành Ngân hàng qua các thời kỳ với sự chỉ đạo điều hành linh hoạt, hiệu quả, luôn phát triển, đổi mới, sáng tạo đã khẳng định vai trò, vị thế của ngành Ngân hàng trong ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Ngành trong suốt chặng đường 70 năm qua.
          Một trong những thành tựu mà Ngành Ngân hàng đạt được phải nói đến sự đổi mới, sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ thể hiện ở chính nội tại của ngành với các nội dung gắn với bối cảnh lịch sử qua các thời kỳ.
          Nhìn lại chặng đường mà ngành Ngân hàng đã đi qua với nhiều gian nan thử thách, có thể khái quát một số nội dung nổi bật qua các thời kỳ như sau:
Hoạt động ngân hàng thời kỳ 1955 - 1975
Trong giai đoạn 1955-1965, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều cải tiến trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt, mở rộng quan hệ thanh toán đến hầu hết các xí nghiệp, tổ chức kinh tế, cơ quan của nhà nước; tập trung quản lý và đẩy mạnh các nguồn thu ngoại hối để đáp ứng nhu cầu kiến thiết nước nhà. Cũng trong giai đoạn này, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động.Đến cuối năm 1964, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có quan hệ hợp tác với 265 ngân hàng tại 41 nước trên thế giới.
Giai đoạn 1965 – 1975, Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, chiến sự diễn ra rất ác liệt, mọi hoạt động của Ngân hàng Nhà nước phải chuyển hướng để phù hợp với hoàn cảnh thời chiến.. Tỷ lệ TTKDTM trong thời kỳ này đạt bình quân 85,5% tổng mức chu chuyển tiền tệ qua quỹ ngân hàng.
Ghi nhận những thành tích đặc biệt xuất sắc của ngành Ngân hàng, Đảng, Nhà nước đã trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho N2683 và B29 (tháng 6/2009) và C32 (tháng 12/2014).
Hoạt động ngân hàng thời kỳ 1976-1985
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, nước ta bước sang một thời kỳ mới: thời kỳ hoà bình, độc lập, thống nhất, cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách để khôi phụcvà phát triển kinh tế-xã hội sau chiến tranh. Ngành Ngân hàng đã khẩn trương tiếp quản và cải tạo hệ thống ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam, xây dựng hệ thống ngân hàng mới của chính quyền cách mạng, thực hiện thống nhất tiền tệ trong cả nước; ban hành và thực hiện nhiều biện pháp về tiền tệ, tín dụng, quản lý ngoại hối, thanh toán để góp phần ổn định tình hình kinh tế và lưu thông tiền tệ, đáp ứng nhu cầu vốn và tiền mặt cho sản xuất, quốc phòng, an ninh và đời sống kinh tế-xã hội; mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế cho công cuộc tái thiết đất nước.
Trong giai đoạn 1981-1985, hoạt động sản xuất - kinh doanh, lưu thông phân phối gặp rất nhiều khó khăn. Thực hiện Nghị quyết 26/NQTW ngày 23/6/1980 của Bộ Chính trị và các quyết định của Hội đồng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy, chế độ nghiệp vụ về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, cấp phát đầu tư xây dựng cơ bản, ngoại hối; thực hiện “chính sách tín dụng tích cực, coi tín dụng là mặt trận phía trước”, mở ra nhiều hình thức cho vay mới nhằm đáp ứng nhu cầu vốn và tiền mặt, góp phần thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế, hỗ trợ ngành thương nghiệp quốc doanh thu mua nắm nguồn hàng phục vụ đời sống nhân dân và ổn định giá.
Hoạt động ngân hàng thời kỳ từ 1986 đến nay
Công nghệ ngân hàng có bước phát triển mạnh mẽ; Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng do Ngân hàng Thế giới tài trợ được vận hànhchính thức từ tháng 5/2002, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình đổi mới và hiện đại hóa hệ thống ngân hàng; các dịch vụ ngân hàng điện tử xuất hiện (E-Banking, Internet banking...). Ngân hàng Nhà nước tham gia đàm phán gia nhập WTO và tích cực triển khai các cam kết về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.
Đặc biệt, từ năm 2011 đến nay, điều hành chính sách của NHNN đã có những đổi mới căn bản, thể hiện rõ tính chủ động, dẫn dắt thị trường và đạt được kết quả tích cực, hệ thống Ngân hàng tiếp tục tăng trưởng và đóng góp quan trọng vào ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước trong hơn sáu mươi năm qua, ngành Ngân hàng đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng (2006), Huân chương Hồ Chí Minh (1996 và 2011). Ba đơn vị được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân do có thành tích đặc biệt xuất sắc trong kháng chiến chống Mỹ là Ban Tài chính đặc biệt (N2683), Quỹ đặc biệt (B29), Ban Ngân khố tín dụng R (C32). Nhiều tập thể, cá nhân trong Ngành được Đảng, Nhà nước tặng thưởng các danh hiệu cao quý khác: Anh hùng lao động, Huân chương, Huy chương, Bằng khen các cấp.
Nói đến thành tựu của ngành Ngân hàng trong sự đổi mới, sáng tạo đặc biệt phải nói đến thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 ( CMCN 4.0). Moi sự vận hành, phát triển của ngành Ngân hàng cũng như lĩnh vực khoa học công nghệ của ngành luôn thích ứng với cách mạng công nghệ 4.0 và thể hiện ở 4 nội dung cơ bản sau: (i) Việc ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) tại Ngân hàng nhà nước và hệ thống Ngân hàng thương mại, (ii) Xu hướng chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng, (iii) Sự xuất hiện của công nghệ tài chính (Fintech), (iv) Sự phát triển mạnh mẽ của thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM).
VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
  • Tại Ngân hàng nhà nước (NHNN)
Giai đoạn 2016-2020 cùng với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0), Ngân hàng nhà nước đặc biệt chú trọng đến nội dung này.
          CNTT đã được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động quản lý, điều hành nội bộ, thực hiện dịch vụ công của NHNN hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử song hành cùng công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin. Hạ tầng CNTT hệ thống NHNN hiện đại, tập trung, dùng chung cho toàn bộ  các đơn vị NHNN tại trung ương và 63 NHNN chi nhánh tỉnh thành phố với hệ thống thông tin nghiệp vụ (Thanh toán điện tử liên ngân hàng, ngân hàng lõi, quản lý tài chính và ngân sách…) được triển khai theo mô hình tập trung phục vụ nội bộ NHNN và toàn Ngành. Nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung dữ liệu được kết nối đồng bộ giữa hệ thống thông tin nghiệp vụ và các cơ quan quản lý nhà nước khác, đã thực hiện hệ thống quản lý tập trung cho người dùng trong hệ thống NHNN cùng với hệ thống chữ kỹ số chuyên dùng KPI đã đảm bảo được yêu cầu an toàn, bảo mật hệ thống thông tin của NHNN. Việc ứng dụng CNTT trong NHNN đã giúp cho công tác quản lý, đặc biệt là quản lý rủi ro được tăng cường thông qua chế độ báo cáo tốt hơn, nâng cao khả năng phản ứng với sự thay đổi của thị trường tài chính và tiền tệ, tăng năng lực quản trị nội bộ của NHNN.
  • Tại các Ngân hàng thương mại
Những dịch vụ cơ bản của internet banking, mobibanking như gửi tiền tiết kiệm online, thanh toán hóa đơn, hay SMS banking đã diễn ra hầu khắp tại các NHTM, đến nay đã có 77 tổ chức triển khai thanh toán qua internet, 45 tổ chức triển khai thanh toán qua điện thoại di động, 30 ngân hàng triển khai QR code với 90.000 điểm chấp nhận thanh toán qua QR code. Điều đó cho thấy mức độ ứng dụng CNTT trong hệ thống ngân hàng đã đạt được kết quả tich cực, gia tăng trải nghiệm của khách hàng.  CNTT giúp tiết kiệm được thời gian của khách hàng và nhân viên ngân hàng trong quá trình giao dịch, làm việc; cắt giảm một số chi phí và thúc đẩy các giao dịch hiện đại  làm tăng năng suất làm việc của nhân viên, đa dạng hóa dịch vụ và cải thiện chất lượng của dịch vụ ngân hàng. 
          XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG
Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) là nền tảng, là hạt nhân của chuyển đổi số. Với nền tảng CNTT đang được triển khai ứng dụng trên khắp các mảng hoạt động của hệ thống Ngân hàng là đi đúng chủ trương, định hướng chỉ đạo về xu hướng chuyển đổi số của Bộ chính trị theo Nghị quyết số 52-NQ-TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0, Nghị quyết số 50/NQ- CP ngày 17/4/2020 và Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/1/2020 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Các TCTD đã chủ động xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT, bảo đảm an toàn thông tin và nghiên cứu, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng số, các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên thiết bị di động, nâng cao trải nghiệm và gia tăng sự hài lòng của khách hàng.
Trong quá trìnhchuyển đổi số của hệ thống ngân hàng Việt Nam,  cơ sở hạ tầng, hệ thống ngân hàng lõi và công nghệ được các TCTD chú trọng đầu tư, nâng cấp nhằm đảm bảo hoạt động ổn định, an toàn dữ liệu, giảm thiểu rủi ro hệ thống cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển của các năm tiếp theo tại đơn vị. Những nỗ lực trong công cuộc chuyển đổi số của Ngành ngân hàng đã được các tổ chức thế giới ghi nhận nhưnăm 2020 TPBank đã được trao tặng giải thưởng Best Digital Banking - Ngân hàng số xuất sắc nhất do The Asian Banker (tổ chức đánh giá và xếp hạng hàng đầu trong lĩnh vực tài chính của châu Á bình chọn).  Đồng thời, kết quả đạt được được chứng minh bằng những con số thực tế mà khách hàng – là những người tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đã tin tưởng và sử dụng.
SỰ XUẤT HIỆN CỦA CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH)
Fintech được hình thành trên cơ sở kết hợp giữa công nghệ và tài chính, tạo động lực cho các ngân hàng đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng số, mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng trong dài hạn.
Do được phát triển trên nền tảng hệ thống CNTT và viễn thông, không cần mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp như ngân hàng, các sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp Fintech cung ứng đã và đang thu hút đươc các đối tượng khách hàng đa dạng, không chỉ  là các khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính truyền thống mà đặc biệt là các khách hàng còn gặp hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính do những rào cản về thủ tục hoặc địa lý như những người dân sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và hải đảo hay nói các khác là tăng khả năng tiếp cận dịch vụ của người nghèo và người yếu thế;  đồng thời các sản phẩm tài chính mới được cung cấp bởi các công ty Fintech đã góp phần thúc đẩy  tài chính toàn diện phát triển bền vững.
SỰ PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ CỦA THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT (TTKDTM)
Hạ tầng kỹ thuật và công nghệ phục vụ TTKDTM được chú trọng nâng cấp đầu tư. Hệ thống TTLNH hoạt động an toàn, hiệu quả, thông suốt, đáp ứng nhu cầu thanh toán trong toàn quốc,hiện đã kếtnối thanh toán điện tử liên ngân hàng tại 63 KBNN cấp tỉnh; Dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử tăng cao; hệ thống thanh toán bù trừ điện tử tự động phục vụ các giao dịch bán lẻ (AHC) đã xử lý được các lệnh thanh toán với thời gian xác thực, hoạt động liên tục 24/7, xử lý các giao dịch đa kênh đã phục vụ được đa dạng các nhu cầu của khách hàng.
Các sản phẩm, dịch vụ thanh toán ứng dụng công nghệ mới, hiện đại, tiện ích, thân thiện với người sử dụng phát triển mạnh. Các hình thức thanh toán hiện đại, an toàn như QR code, Tokenization, thanh toán phi tiếp xúc, công nghệ mPOS, …được người dùng đón nhận tích cực.. Khảo sát của PwC tại 27 nước đã ghi nhận Việt Nam là thị trường tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán di động trong năm 2018.
Trong lĩnh vực dịch vụ công, thanh toán điện tử tiếp tục được triển khai rộng rãi, 63 KBNN cấp tỉnh trong cả nước đã tham gia TTĐTLNH đáp ứng được nhu cầu thu, chi ngân sách của người dân và doanh nghiệp. Hệ thống thanh toán trực tuyến của Cổng dịch vụ công quốc gia chính thức được đưa vào vận hành cho phép người dân, doanh nghiệp có thể sử dụng tài khoản thanh toán để thanh toán trực tiếp trực tuyến phí, lệ phí, xử phạt giao thông. Ngành ngân hàng đã từng bước đạt được các chỉ tiêu mà Chính phủ đề ra tại Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2019.
Trong bối cảnh kinh tếquốc tếvà khu vực có nhiều yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen, diễn biến phức tạp hơn so với dự báo, nền kinh tếtrong nước cũng chịu những tác động, ảnh hưởng nhất định.Tuy vậy, các kết quảđạt được vềphát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam rất đáng khích lệ hoạt động ngân hàng đã góp phần quan trọng trongổn định kinh tếvĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩychuyển dịch cơ cấu, nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Đây cũng lànền tảng đểngành Ngân hàng hoạt động bền vững trong thời kỳmới. Ghi nhận những công lao, đóng góp xứng đáng vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng tổ quốc, Đảng và Nhà nước đã trao tặng những danh hiệu cao quý nhất cho NHNN và ngành Ngân hàng Việt Nam: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Danh hiệu anh hùng Lực lượng vũ trang và nhiều phần thưởng cao quý khác. Với nội lực và hành trang của bản lĩnh, trí tuệ, sự đồng tâm hiệp lực, ngành Ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp tục đổi mới sáng tạo, vượt qua thách thức, vươn tới những tầm cao mới trên chặng đường phát triển và hội nhập, xứng đáng với niềm tin, trọng trách mà Đảng và Nhân dân giao phó.
Tác giả: Đinh Thị Oanh – NHNN CN TP Hà Nội
Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 8
  • 2
  • 5
  • 9
  • 0
  • 4
  • 8
  • 0
lên đầu trang