Thứ sáu, 17/05/2024 | 11:01

Thứ sáu, 17/05/2024 | 11:01

Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngân hàng Việt Nam

Cập nhật lúc 14:53 ngày 15/07/2021

Thanh toán không dùng tiền mặt – Cơ hội vượt lên trong khủng hoảng

Khi làn sóng đại dịch Covid-19 kéo dài triền miên từ cuối năm 2019 sang năm 2020 và chưa có dấu hiệu suy giảm ở năm 2021 thì kéo theo đó là những cuộc khủng hoảng kinh tế trên nhiều quốc gia. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận kỹ những cơ hội trong khủng hoảng, các ngân hàng có thể thấy dịch Covid-19 như một “đòn bẩy” cho các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt có cơ hội để bứt phá, vượt lên và chiếm thế thượng phong.
Ảnh minh họa
Tìm cơ hội trong vạn thách thức
Ở nhiều nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam, đại dịch Covid-19 đã thay đổi gần như toàn diện cuộc sống sinh hoạt thường ngày, trong số đó phải kể đến là hành vi, thói quen chi tiêu của người dân trong bối cảnh các nước đều áp dụng hình thức cách ly xã hội, giãn cách xã hội. Theo đó, trong khi nhiều lĩnh vực đời sống bị ảnh hưởng tiêu cực thì thanh toán không dùng tiền mặt trở thành “cứu cánh” cho nhiều hoạt động kinh tế - xã hội trong bối cảnh hạn chế tiếp xúc trực tiếp.
Thanh toán trực tuyến được lựa chọn nhiều hơn cả trong giao dịch thương mại điện tử, trở thành “phao cứu sinh” để hạn chế lây truyền virus. Những bước tiến về công nghệ và số hóa đã mang đến cơ hội cho thanh toán kỹ thuật số trong việc kết nối giữa người mua và người bán và ở góc độ nào đó, việc này đã góp phần không nhỏ trong việc ổn định nền kinh tế - xã hội trong thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Theo báo cáo mới nhất về hành vi tiêu dùng của EY trên toàn cầu (Báo cáo Future Consumer Index), 76% người được khảo sát khẳng định sẽ thay đổi thói quen mua sắm vì Covid-19, trong đó 44% sẽ mua sắmtrựctuyến nhiều hơn và 62% cho biết đang sử dụng tiền mặt ngày càng ít đi. Điều này càng cho thấy rõ Covid-19 đã “vô tình” trở thành động lực lớn cho chuyển đổi số, đặc biệt là chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, bao gồm cả thúc đẩy không dùng tiền mặt.
Người tiêu dùng Việt Nam tăng tốc thanh toán không dùng tiền mặt
Theo báo cáo tại Hội nghị thường niên Thẻ năm 2020, giữa bức tranh ảm đạm của thị trường thẻ Việt Nam trong giai đoạn đại dịch Covid-19, điểm sáng duy nhất chính là doanh số chi tiêu thẻ nội địa tại các kênh thanh toán mới như Ecom, QR, mPOS tăng trưởng vượt bậc, đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2020 (giai đoạn Việt Nam thực hiện cách ly xã hội), doanh số thanh toán Ecom thẻ nội địa đã tăng 81%. Đây quả là một con số tăng trưởng ấn tượng, chưa từng xảy ra trong hoạt động thẻ ngân hàng tại Việt Nam thời gian qua. Điều này lại càng cho thấy người tiêu dùng Viêt Nam đã có một sự thay đổi mạnh mẽ trong thói quen chi tiêu.
Trong kỉ nguyên công nghệ số hiện nay, cùng với bối cảnh giãn cách xã hội và hạn chế tiếp xúc, một cách tự nhiên, người tiêu dùng Việt Nam đang dần dần quen thuộc với những tương tác trên nền tảng số hóa để phục vụ các nhu cầu từ đơn giản như đặt đồ ăn, giao hàng, đến những mục đích lớn hơn như học tập, làm việc và giải trí.
Theo đó, thanh toán không tiếp xúc trong tương lai cũng sẽ là một phần của trạng thái “bình thường mới”, chứ không chỉ đơn thuần là xu hướng trong một giai đoạn gắn với những chương trình “khuyến mại” nhất thời, hay những sự kiện bất ngờ như dịch bệnh. Và khi dịch bệnh dần qua đi, những thói quen này vẫn được dự báo sẽ tiếp tục duy trì và phát triển vì chính sự tiện lợi của chúng. Khi đó, hành vi của người tiêu dùng Việt Nam sẽ khó mà thay đổi. Điều này sẽ dẫn tới các hình thức thanh toán trực tuyến qua Internet banking, Mobile banking, ví điện tử, QR, thẻ... sẽ còn được sử dụng nhiều hơn nữa.
Ngân hàng tại Việt Nam: tận dụng “đòn bẩy” để vượt lên khủng hoảng
Trong thách thức luôn có cơ hội. Với sự vào cuộc chống dịch quyết liệt của cả đất nước, Việt Nam đã và đang kiểm soát tốt dịch bệnh, đồng thời lại được đón nhận động lực cho tăng trưởng thanh toán không tiền mặt - một điều mà nếu không có dịch bệnh thì sẽ tốn nhiều công sức hơn để “thuyết phục” người tiêu dùng sử dụng, mua sắm qua kênh điện tử và thanh toán điện tử.
Tận dụng bối cảnh này, Chính phủ và các Ngân hàng đang nhanh chóng đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng và hệ thống quốc gia, tích cực ứng dụng công nghệ vào các giải pháp thanh toán… giúp tăng cường sự thuận tiện trong trải nghiệm của người dùng, từ đó khiến thanh toán không dùng tiền mặt trở thành một thói quen trong sinh hoạt hàng ngày.
Đặc biệt, Chính phủ đã ưu tiên mở rộng cơ sở hạ tầng tới vùng sâu, vùng xa để tiếp cận, cải thiện những khó khăn còn tồn đọng trong việc thanh toán phi tiền mặt của những đối tượng chưa có tài khoản ngân hàng hoặc chưa đạt điều kiện sử dụng dịch vụ của ngân hàng, đáp ứng nhu cầu phát triển tài chính toàn diện trên toàn xã hội.
Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nướcđang tiếp tục tập trung phát triển các dịch vụ công trực tuyến và mở rộng thanh toán các dịch vụ như: điện, nước, điện thoại, phí bảo hiểm, truyền hình cáp, học phí, viện phí... đểgóp phần lan tỏa, thu hút khách hàng và dần thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt trong dân cư. 
Trong thời gian vừa qua, dưới sự định hướng chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước, các ngân hàng trên thị trường đều có bước chuyển mình mạnh mẽ trong việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng như việc ra mắt các nền tảng số: VCB Digibank của Vietcombank, Vietinbank iPay Mobile của Vietinbank, BIDV Smart Banking của BIDV, eBank X của TPBank... Đây là nền tảng vững chắc để các ngân hàng thúc đẩy khách hàng thích nghi với thanh toán không dùng tiền mặt. Từ mô hình ngân hàng số đó, các ngân hàng sẽ nhanh chóng mở rộng mạng lưới và cơ sở khách hàng, nhất là đối tượng khách hàng trẻ, có tiềm năng trở thành khách hàng cao cấp trong tương lai; đồng thời gia tăng năng suất vận hành và kiểm soát chi phí hiệu quả.
Các ngân hàng Việt Nam đang nhanh chóng nắm bắt cơ hội, ráo riết nghiên cứu và áp dụng các giải pháp công nghệ nhằm nhanh chóng khai thác tiềm năng từ phân khúc khách hàng chưa tiếp cận được dịch vụ ngân hàng, điển hình là các giải pháp về định danh khách hàng bằng phương thức điện tử (eKYC); ngân hàng điện tử (Internet Banking và Mobile Banking); thanh toán bằng mã QR, sinh trắc học; kết nối với các ví điện tử, công ty fintech…
 Như vậy, rõ ràng hành vi của khách hàng đã thay đổi với tốc độ chưa từng có trong đại dịch Covid-19. Nắm bắt được thay đổi này, cùng với với đường lối, quyết sách điều hành và chỉ đạo đúng đắn của Chính phủ, của Ngân hàng nhà nước, thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng và chuyển đổi ngân hàng số là xu thế tất yếu của thời đại mới. Chắc chắn, các ngân hàng tại Việt Nam sẽ tìm được cơ hội trong thách thức, tận dụng “đòn bẩy” này để vượt qua khủng hoảng củađạidịch Covid-19 và có được những giải pháp phát triển bền vững và thông minh trong tương lai.
Cao Hoàng Lan Anh - Trung tâm Quản lý vận hành Bán lẻ - Trụ sở Chính Vietcombank
Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 8
  • 3
  • 2
  • 2
  • 6
  • 2
  • 5
  • 8
lên đầu trang